Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Tấm lòng người thầy thuốc nơi biên giới

PV - 09:45, 22/04/2019

Nhiều năm qua, Bác sĩ Phan Văn Thành, Bệnh xá Trưởng, Bệnh xá Quân y- Đoàn KTQP 5 không chỉ quản lý, duy trì hoạt động khám chữa bệnh, làm tốt nhiệm vụ chính trị ở vùng biên giới, mà còn tích cực tổ chức tuyên truyền, tư vấn, khám chữa bệnh, san sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo, đồng bào DTTS của 2 nước Việt Nam-Lào thuộc vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Bác sĩ Phan Văn Thành (SN 1975), quê ở xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1998, anh xung phong ra đảo Hòn Mê (Bộ CHQS Thanh Hóa) làm việc. Sau thời gian 7 năm công tác từ vùng biển đảo, anh lại tình nguyện đến với cán bộ chiến sĩ và Nhân dân vùng biên giới xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, trực tiếp chỉ huy, điều hành quản lý hoạt động của Bệnh xá Quân y, Đoàn KTQP5 (Quân khu 4) đóng trên địa bàn.

Bác sĩ Thành mặc áo trắng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Bác sĩ Thành mặc áo trắng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Nhận công tác ở vùng cao biên giới, bác sĩ Thành tiếp tục cuộc hành trình gian khó, cùng với đội ngũ y bác sĩ Bệnh xá Đoàn KTQP 5 kiên trì tuyên truyền, vận động bà con nơi vùng sâu, vùng xa từ bỏ nhiều tập tục, hủ tục lạc hậu; trong đó thành công nhất là, bà con đã từ bỏ suy nghĩ mà bao đời ăn sâu bám rễ đó là, bị bệnh là do ma rừng gây nên, phải mời thầy cúng về bắt con ma rừng.

Không quản nắng mưa, trèo đèo, lội suối, cứ nghe thông tin có người ốm, dù đêm hay ngày, mưa hay nắng bác sĩ Thành và các y bác sĩ trong Trạm đều sẵn lòng đến tận nơi để khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con. Mỗi lần như vậy, các anh đều tranh thủ tư vấn, tuyên truyền bà con cách phòng bệnh, ăn ở vệ sinh, ốm đau phải đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh…

Ông Sùng A Sai (56 tuổi, bản Khằm 1, xã Trung Lý) kể: “Ta bị đau đầu, cúng con ma rừng mãi không được, bác sĩ Thành khám, phát thuốc miễn phí cho uống. Uống hết thuốc là hết đau. Biết trước thế này ta đã đến gặp bác sĩ Thành sớm. Đi cúng con ma rừng tốn tiền lắm mà bệnh không khỏi đâu”.

Đáng ghi nhận, ngoài khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn huyện, bác sĩ Thành còn tiếp nhận điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ở nước bạn Lào. Hầu hết là người DTTS, sống vùng biên giới có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Với tinh thần trách nhiệm, sự tận tình, chu đáo, bác sĩ Phan Văn Thành (áo trắng) và các đồng đội luôn nhận được sự tin tưởng của bà con. Với tinh thần trách nhiệm, sự tận tình, chu đáo, bác sĩ Phan Văn Thành (áo trắng) và các đồng đội luôn nhận được sự tin tưởng của bà con.

Bác sĩ Thành nhớ lại, một bệnh nhân người Lào tên là Bon Thau ở bản Piềng Nghê, Sốp Pâu bị khối u ở khớp chân, đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Bệnh nhân đã tự tìm sang Bệnh xá Đoàn 5 nhờ các bác sĩ Việt Nam giúp đỡ. Theo đó, bác sĩ Thành trực tiếp khám và mổ điều trị cho bệnh nhân khỏi. Từ đó, có vấn đề gì, bệnh nhân đều tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn, điều trị; thậm chí còn giới thiệu các bệnh nhân khác sang tìm bác sĩ Thành khám bệnh.

Bác sĩ Thành tâm sự, ở vùng cao biên giới này, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn lắm. Dù bà con được khám, chữa bệnh miễn phí theo BHYT, nhưng có bệnh nhân khỏi bệnh rồi mà không có tiền để đi xe về nhà. Những lúc như vậy, Bệnh xá lại hỗ trợ đưa bệnh nhân về tận nhà; mua đường sữa, cấp thêm thuốc bổ cho họ bồi dưỡng.

Trường hợp của gia đình anh Vi Văn Quàng và Lò Thị Tượng ở bản Buốn rất đặc biệt, cả gia đình vợ chồng và con cái đều bị ung thư. Thương cảm với hoàn cảnh, bác sĩ Thành nhiều lần đến tận nhà thăm khám và tư vấn cách điều trị, cấp thuốc cho cả gia đình. Ngoài ra, anh cùng Đoàn KTQP5 đã giúp gia đình dựng nhà, kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ để có tiền chữa trị bệnh.

Nhận xét về bác sĩ Phan Văn Thành, Đại tá Lê Thế Soái, Đoàn trưởng Đoàn KTQP 5 thông tin: Những năm về công tác tại Đoàn KTQP5, mặc dù công tác trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn thiếu thốn, địa bàn đóng quân đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí cũng như các hủ tục lạc hậu còn tồn tại, nhưng bác sĩ Thành luôn hoàn thành sắc xuất nhiệm vụ được giao. “Đặc biệt bác sĩ không nề hà khó khăn, thường xuyên bám bản và lặn lội đến vùng sâu, vùng xa khám bệnh giúp bà con dân bản, đơn vị đánh giá rất cao về tinh thần trách nhiệm làm việc của bác sĩ Thành”, Đại tá Lê Thế Soái cho hay.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.