Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hoàng Quý - 4 giờ trước

Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung gồm 3 Điều, tập trung vào 2 chính sách lớn, đó là nới lỏng điều kiện liên quan đến việc nhập quốc tịch Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha đẻ, hoặc mẹ đẻ, hoặc ông nội và bà nội, hoặc ông ngoại và bà ngoại, là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài... được nhập quốc tịch Việt Nam.

Cùng với đó, Dự thảo Luật cũng nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam, được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, như Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 45- CT/TW ngày 19/5/2015, Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác người Việt Nam ở nước ngoài... Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam. 

Qua đó, góp phần tăng cường khối Đại đoàn kết, thúc đẩy chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành sự cần thiết ban hành Luật với những lý do nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Hồ sơ dự án Luật đầy đủ các tài liệu theo quy định, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nhận thấy, nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng được đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục làm rõ, để thể chế hóa đầy đủ “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch” theo yêu cầu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị để thu hút, trọng dụng các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành là người Việt Nam ở nước ngoài.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng cơ bản tán thành phạm vi sửa đổi, bổ sung được nêu tại Tờ trình của Chính phủ; tán thành trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 6, khoản 9 Điều 1 của dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 21, khoản 3 Điều 25 của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành); tán thành việc quy định trong Luật các điều kiện mang tính nguyên tắc đối với trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài quy định tại điểm c khoản 7 Điều 1 của dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 23 của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành).