Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tập trung giải quyết tình trạng ách tắc tại Cửa khẩu Lào Cai

Trọng Bảo - 15:17, 24/08/2022

Như báo Dân tộc và Phát triển đã thông tin, do thiếu lái xe trung chuyển, hiện tại khu vực Cửa khẩu Lào Cai có trên 1.000 phương tiện vận chuyển hàng hóa bị ách tắc. Hiện nay, các lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đang phối hợp với phía Trung Quốc để bổ sung thêm lái xe, giải quyết tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu.

Việc thông quan tại Cửa khẩu Lào Cai đang gặp khó khăn do thiếu lái xe trung chuyển
Việc thông quan tại Cửa khẩu Lào Cai đang gặp khó khăn do thiếu lái xe trung chuyển

Theo đó, tỉnh Lào Cai đã bố trí bến bãi, tổ chức phân luồng, điều tiết phương tiện để tránh xảy ra ùn tắc. Đến nay, lực lượng chức năng phía Trung Quốc đang tích cực bổ sung lái xe trung chuyển nhằm tăng cường năng lực thông quan. Lực lượng chức năng hai bên biên giới cũng thống nhất kéo dài thời gian mở cửa khẩu để giải quyết xe thùng rỗng quay đầu về Trung Quốc, giảm thiểu tình trạng ách tắc.

“Phía Trung Quốc đã bố trí lực lượng lái xe trung chuyển lên 20 người, mọi thủ tục thông quan bình thường. Chúng tôi đã kịp thời thông báo với doanh nghiệp để chủ động việc đưa hàng lên cửa khẩu. Trao đổi với cơ quan chức năng phía bạn làm sao tạo điều kiện thông quan thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp”, ông Hoàng Chí Hiền - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết.

Theo thống kê, hiện có khoảng 1.000 phương tiện nằm chờ tại khu vực cửa khẩu Lào Cai. Trong số này, chủ yếu là các xe thùng rỗng và trên 100 phương tiện chờ xuất khẩu. Các lực lượng chức năng của tỉnh Lào Cai đã và đang phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tối đa cho hàng hóa của doanh nghiệp được thông quan nhanh nhất, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.