Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thái Nguyên: Trên 65 tỷ đồng dành cho hoạt động khuyến học

Thiên An - Mỹ Dung - 16:04, 24/12/2022

Ngày 24/12, Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến học năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Hiện nay, Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên có hơn 382.000 hội viên (tăng hơn 7.000 người so với năm 2021), đạt tỷ lệ trên 29% dân số toàn tỉnh, sinh hoạt tại 2.936 chi hội.

Trong năm 2022, Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; ký kết phối hợp với các tổ chức, cơ quan, đơn vị để cụ thể hóa nhiều nội dung nhằm củng cố, phát triển hội viên, vận động xây dựng Quỹ Khuyến học. Chương trình "Thắp sáng niềm tin tiếp sức em tới trường - Vì em hiếu học” lần thứ X đã trao học bổng cho hơn 123.000 học sinh, với tổng số tiền trên 22 tỷ đồng; phối hợp vận động Công ty Samsung Thái Nguyên tặng thưởng cho học sinh đạt giải cao trong Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia và giáo viên tham gia bồi dưỡng với số tiền trên 300 triệu đồng... Toàn tỉnh hiện có trên 333.000 “Gia đình học tập”, 655 “Dòng họ học tập”, hơn 1.700 “Cộng đồng học tập”… Quỹ cho các hoạt động khuyến học của tỉnh là trên 65 tỷ đồng.

Năm 2023, Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu: Tập trung triển khai thực hiện chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”; tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động Hội; tiếp tục vận động ủng hộ quỹ cho hoạt động khuyến học, khuyến tài...

Nhân dịp này, Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên đã tặng Giấy khen cho 28 tập thể và 41 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2022.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.