Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Tham vấn triển khai Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc giai đoạn 2018-2025

PV - 16:49, 24/12/2018

Sáng 24/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo tham vấn triển khai Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến dự và chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (Quốc hội); Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng.

Ngày 26/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 771/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” cho 4 nhóm đối tượng: lãnh đạo cấp tỉnh, cấp sở, cấp phòng và cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Việc triển khai Đề án sẽ góp phần nâng cao nhận thức và tìm ra các giải pháp phù hợp để tạo đột phá trong việc nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến nêu rõ: Việc phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay; qua đó, sẽ có khung và chương trình để bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Để tạo nhận thức thống nhất, triển khai có hiệu quả theo Quyết định 771, việc tổ chức Hội thảo tham vấn, tiếp thu góp ý của các ban, bộ, ngành, địa phương, các trường chính trị, học viện và các chuyên gia, nhà khoa học sẽ góp phần làm rõ hơn các nội dung, kế hoạch để triển khai thực hiện Đề án hiệu quả.

Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc Quang cảnh Hội thảo.

Tại Hội thảo, PGS.TS Bế Trung Anh, Phó Giám đốc Học viện Dân tộc trình bày dự thảo Phương án triển khai thực hiện Đề án gồm các nội dung: cơ chế quản lý; xây dựng kế hoạch; xây dựng nội dung chương trình, tài liệu; công tác tổ chức bồi dưỡng, nghiên cứu thực tiễn; bồi dưỡng tiếng DTTS; đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; cơ chế báo cáo, kiểm tra, giám sát; cấp văn bằng, chứng chỉ và cơ chế tài chính.

Đánh giá cao chủ trương và mục đích của việc triển khai Đề án, các đại biểu đã trao đổi, gợi ý để làm rõ thêm các nội dung triển khai thực hiện, đáp ứng mục tiêu của Đề án. Các ý kiến đã tập trung vào thảo luận một số nội dung như: lồng ghép, thống nhất các chương trình; tổ chức, quản lý kinh phí, thời gian tổ chức; phân cấp quản lý cho địa phương; cập nhật các kiến thức mới về công tác dân tộc; nội dung bồi dưỡng về tiếng DTTS; tập huấn cho giảng viên và báo cáo viên; công tác truyền thông thực hiện Đề án…

Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (Quốc hội) trao đổi ý kiến.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến đánh giá cao sự chuẩn bị, tổ chức Hội thảo của Học viện Dân tộc. Tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Học viện Dân tộc và các đơn vị liên quan tham mưu, triển khai một số nội dung như: thành lập Tổ giúp việc triển khai thực hiện Đề án; xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương về cơ chế thực hiện, chuẩn bị dự toán kinh phí, nội dung; hoàn thiện khung chương trình; xây dựng văn bản gửi các trường, học viện các cấp để phối hợp, lồng ghép các chương trình bồi dưỡng; tham mưu thành lập Ban Soạn thảo, Tổ biên tập các chuyên đề, do các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban trực tiếp làm trưởng Ban; chuẩn bị kỹ công tác tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên; thành lập nhóm công tác do Lãnh đạo Học viện Dân tộc phối hợp với Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) để triển khai nghiên cứu, đề xuất tổ chức việc bồi dưỡng tiếng DTTS…

QUÝ HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.