Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thanh Hóa: Nhiều bất cập trong quản lý đất đai

PV - 18:04, 10/07/2019

Ngày 8/7, Kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVII đã diễn ra với nhiều nội dung được dư luận quan tâm chú ý. Đặc biệt, sáng 10/7, tại phiên chất vấn, các đại biểu đã làm “nóng” hội trường về vấn đề đất đai nông lâm trường và tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào, đặc biệt là khu vực miền núi.

Đại biểu huyện Thạch Thành chất vấn các vấn đề về đất đai nông lâm trường, đất sản xuất, đất ở cho người dân. Đại biểu huyện Thạch Thành chất vấn các vấn đề về đất đai nông lâm trường, đất sản xuất, đất ở cho người dân.

Theo thông tin tại kỳ họp, số liệu thống kê tháng 7/2017, toàn tỉnh có 20.914 hộ dân các huyện miền núi thiếu đất sản xuất, tương đương với 39.065 ha. Về đất ở, qua thống kê ở 2 huyện Như Xuân và Ngọc Lặc, đã có 149 hộ không có đất ở. Nhiều hộ dân, làm nhà ở kiên cố trên đất nông lâm trường, trên đất rừng phòng hộ, các khu bảo tồn, vườn quốc gia… hiện đang rất khó giải quyết dứt điểm.

Đáng lo ngại, mặc dù tình trạng này đã được đề cập trong các hội nghị liên quan, nhưng sau 2 năm, Thanh Hóa mới giải quyết về đất ở cho 5 hộ dân; đất sản xuất vẫn chưa có hướng giải quyết. Trong khi đó, việc thu hồi đất đai nông lâm trường, công ty cao su để giao cho người dân sản xuất hiện đang vướng những vấn đề pháp lý.

Theo đó, các đại biểu chất vấn, vì sao người dân đang thiếu đất ở, đất sản xuất nhưng tỉnh vẫn có chủ trương thu hồi đất, sau đó thành lập một số công ty TNHH hai thành viên để phát triển nông nghiệp. Một số công ty thuê xong lại cho người dân thuê lại theo hình thức phát canh thu tô?

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, trả lời chất vấn. Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, trả lời chất vấn.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, khi thành lập các công ty TNHH hai thành viên, họ chỉ tổ chức sản xuất còn người dân vẫn trực tiếp sản xuất: “Phải đưa doanh nghiệp vào để họ tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến để tiến tới phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao”.

Về việc để xảy ra tình trạng người dân xây dựng nhà cửa trên đất sản xuất nông lâm trường, ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Không phải đất đã giao cho nông lâm trường rồi là các địa phương không có vai trò gì. Chính quyền các địa phương phải chịu trách nhiệm về việc xây dựng nhà trái phép trên đất nông lâm trường. Nếu chính quyền cấp xã, huyện không thực hiện giám sát, thì chủ tịch UBND tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm. HĐND các cấp, UBND các cấp phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc vấn đề này”.

Với thực tế đang diễn ra, ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đưa ra một số nhiệm vụ cần làm ngay đó là, giao UBND tỉnh chỉ đạo các sở TN&MT, NN&PTNT phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng trên. Ông Chiến đề nghị, các cấp ngành liên quan, tiếp tục rà soát thống kê lại số liệu người dân thiếu đất ở, đất sản xuất để thực hiện các phương án thu hồi đất đai khai thác kém hiệu quả tại các nông lâm trường giao cho người dân sản xuất.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.