Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới ghi nhận gần 13.500 ca tử vong một ngày vì COVID-19

PV - 10:40, 03/02/2021

Trong khi thế giới đang dấy lên lo ngại về sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2 thì cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại các nước vẫn tiếp tục phức tạp với số ca nhiễm và ca tử vong không ngừng tăng cao.

Một nhà hát ở thành phố Duisberg (Đức) được cải tạo thành một trung tâm phòng chống virus corona (Ảnh: AP)
Một nhà hát ở thành phố Duisberg (Đức) được cải tạo thành một trung tâm phòng chống virus corona (Ảnh: AP)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 3/2 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 104.338.403 ca, trong đó 2.261.040 ca tử vong và 76.112.249 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 406.294 ca nhiễm mới, 13.493 ca tử vong. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 -  tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ở mức cao, với 95.824 ca nhiễm mới và 3.040 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 27.007.749 ca và 457.264 ca. Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc Với 9.283.418 ca nhiễm, đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 226.309 ca. Riêng trong ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 53.402 ca nhiễm mới.

Bắc Mỹ trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (30.888.201 ca). Với 30.548.230 ca mắc, châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 23.225.961 ca và Nam Mỹ với 16.013.805 ca. Châu Phi (3.611.254 ca) và châu Đại Dương (50.231 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định siết chặt các quy định nhập cảnh đối với du khách ngoài khối, theo đó chỉ những người đến từ các quốc gia có rất ít ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và gần như không có ca mắc các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mới được vào khối này mà không phải tuân thủ các quy định phòng dịch nghiêm ngặt. Theo khuyến nghị về hoạt động đi lại không thiết yếu, các nước EU cho phép nhóm đối tượng du khách nhất định được nhập cảnh mà không cần trải qua các quy định phòng dịch như cách ly bắt buộc song phải dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt. Nhóm đối tượng này là người đến từ một quốc gia ghi nhận tỷ lệ không quá 25 ca mắc COVID-19 trên 100.000 người trong 14 ngày - tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn tất cả các nước EU. Trong khi đó, các biện pháp hạn chế đi lại cần được nhanh chóng tái áp đặt đối với các nước có tỷ lệ mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cao. Ngày 28/1 vừa qua, EU đã đưa Nhật Bản ra khỏi danh sách các nước mà du khách có thể nhập cảnh khối này mà không phải thực hiện các biện pháp phòng dịch. Danh sách này hiện có 7 nước, gồm Australia, Trung Quốc, New Zealand, Rwanda, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Tại châu Á, Trung Quốc - nơi khởi phát dịch COVID-19, đã ghi nhận số ca mắc mới thấp nhất trong 1 tháng qua. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy làn sóng dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020 tại nước này đang dần bị đẩy lùi trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố ngày 2/2 cho thấy trong ngày 1/2, Trung Quốc đại lục ghi nhận 30 ca mắc mới, giảm từ mức 42 ca ghi nhận một ngày trước đó và đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 2/1. Đến nay Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 89.594 ca mắc, trong đó có 4.636 ca tử vong.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và 9 tỉnh-thành khác tới ngày 7/3, trong khi dự định sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Tochigi, phía Bắc Tokyo, theo đúng kế hoạch vào ngày 7/2 do tình hình ở đây đã cải thiện đáng kể. Như vậy, các tỉnh, thành vẫn nằm trong phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp gồm: Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama, Aichi, Gifu, Osaka, Kyoto, Hyogo và Fukuoka. Chính phủ sẽ duy trì hỗ trợ cho các chính quyền địa phương trợ cấp cho các nhà hàng và quán bar tuân thủ các yêu cầu của lệnh tình trạng khẩn cấp, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường làm việc từ xa và làm việc theo ca với mục tiêu giảm 70% số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng, đồng thời không để nhân viên làm việc sau 20h ngoại trừ các công việc cần thiết để duy trì hoạt động.

Số ca mắc COVID-19 hằng ngày tại Hàn Quốc vẫn ở ngưỡng 300 ca ngày thứ 3 liên tiếp sau khi cơ quan chức năng tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt trong bối cảnh các ổ lây nhiễm tập thể chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 2/2 cho thấy nước này có thêm 336 ca mắc mới, trong đó có 295 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 78.844 ca. KCDA cho biết sẽ tính toán nới lỏng giãn cách xã hội trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nếu số ca nhiễm mới tiếp tục giảm trong những ngày tới.

Chính phủ Malaysia đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa trên cả nước (ngoại trừ 1 bang), cũng như những hạn chế đi lại thêm 2 tuần nữa (cho đến ngày 18/2) trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc mới. Lệnh phong tỏa cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, song vẫn duy trì lệnh cấm đi lại giữa các bang và hoạt động xã hội. Malaysia hiện đã ghi nhận 222.628 ca mắc COVID-19, trong đó có 791 ca tử vong.

Nam Mỹ ghi nhận 16.013.805 ca nhiễm sau khi có thêm 68.472 ca nhiễm mới trong ngày qua, trong đó có 419.011 ca đã tử vong. Tại Nam Mỹ, Brazil và Colombia là những nước ghi nhận số ca mắc cao nhất khu vực với lần lượt là 9.283.418 và 2.114.597.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 12.310, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 3.611.254 ca, trong đó 92.401 ca đã tử vong. Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực, với con số 1.458.958 ca, trong đó 44.946 ca đã tử vong.

Trong khi đó, châu Đại Dương có thêm 9 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 50.231 ca, trong đó có 1.077 ca tử vong. Australia là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong khu vực, với 28.824 ca, trong đó 909 người đã tử vong./.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.