Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới ghi nhận hơn 275 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 08:05, 21/12/2021

Tính đến sáng ngày 21/12/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 275.622.546 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.375.075 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 460.174 ca nhiễm mới và 4.238 ca tử vong mới vì đại dịch này.

Ngày 20/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. (Ảnh: bangkokpost.com)
Ngày 20/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. (Ảnh: bangkokpost.com)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 81.053.203 ca mắc COVID-19, trong đó 1.489.825 ca tử vong. Hết ngày 20/12, châu lục này ghi nhận đã có thêm 276.726 ca nhiễm mới và 2.845 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 91.743 ca, trong đó 44 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 11.453.121 ca nhiễm và 147.261 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.019 ca. Quốc gia này cũng ghi nhận có 27.022 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 10.241.812 ca nhiễm COVID-19, trong đó 298.222 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Tây Ban Nha (26.568 ca); Đức (21.710 ca); Pháp (15.075 ca); Italy (16.213 ca); Hà Lan (12.154 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 83.709.655 ca nhiễm và 1.241.409 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 61.535 ca mắc 809 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 80.964.260 ca được điều trị khỏi; 1.503.986 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 29.725 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.747.913 ca mắc COVID-19, trong đó 477.554 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 18.762 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 9.189.881 ca nhiễm COVID-19 và 80.591 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 61.824.970 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.223.952 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 51.932.976 ca nhiễm COVID-19, trong đó 827.900 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (80.295 ca); Canada (8.355 ca); Mexico (841 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 39.326.532 ca, trong đó 1.188.960 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.215.856 ca nhiễm, trong đó 617.873 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 9.291.324 ca nhiễm, trong đó 226.509 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 3.316.585 ca nhiễm COVID-19, trong đó 90.453 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 3.997 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.405 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 4 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (3.905 ca); Fiji (5 ca); New Zealand (70 ca) và New Caledonia (17 ca).

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 23.675 ca mắc COVID-19 và 396 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực có tổng cộng 14.656.172 ca nhiễm, trong đó 300.514 ca tử vong.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 4 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.

Singapore đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron, trong đó tiêm mũi vaccine bổ sung và triển khai tiêm cho trẻ em là một phần quan trọng trong chiến lược đối phó với Omicron. Bộ Y tế Singapore đang thiết lập các trung tâm tiêm vaccine cho trẻ em để có thể khởi động chiến dịch tiêm vào cuối tháng này.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận có 133 ca nhiễm mới và 11 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. Ngày 20/12, quốc gia này ghi nhận thêm 2.525 ca bệnh mới và 31 người tử vong.

Ngày 20/12, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Thái Lan đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Đây là loại vaccine đầu tiên được Thái Lan cấp phép sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi này./.

Tin cùng chuyên mục
Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Đến tháng 6/2025, tất cả vùng lõm sẽ được phủ sóng viễn thông

Tại phiên chất vất và trả lời chất vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội liên quan đến phát triển cho hạ tầng số tại khu vùng đồng bào DTST và miền núi. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã yêu cầu đến tháng 6/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm sóng.