Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thí sinh ở nơi giãn cách xã hội được xét đặc cách tốt nghiệp THPT

Cát Tường - 21:18, 24/07/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản số 3120/BGDĐT-QLCL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc chỉ đạo tổ chức đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên cơ sở xem xét phương án tổ chức thi của các địa phương, Bộ GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, nhất là Sở Y tế tập trung rà soát kỹ các điều kiện về mọi mặt để tổ chức đợt 2 của Kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn sức khỏe cho thí sinh dự thi và những người tham gia Kỳ thi.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra, kiểm tra thi và quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật những người tham gia Kỳ thi để bảo đảm tổ chức thi nghiêm túc, trật tự, an toàn.

Tiến  hành rà soát kỹ các đối tượng dự thi để có phương án tổ chức thi phù hợp bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh. Theo đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nhưng không dự thi do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và có nguyện vọng sẽ được xem xét đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT nếu thuộc diện F0, F1, F2, hoặc đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và nơi bị phong tỏa, cách ly phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của ngành Y tế.

Bộ GD&ĐT đã đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho các thí sinh có nguyện vọng; đồng thời, sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học dành tỷ lệ chỉ tiêu phù hợp cho việc sử dụng kết quả Kỳ thi này, cùng các phương thức tuyển sinh khác để tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021, tạo cơ hội thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho thí sinh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.