Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thiếu cơ sở vật chất trường lớp: Khó triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới

PV - 15:40, 10/09/2019

Từ năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) sẽ chính thức được áp dụng vào lớp 1, bậc tiểu học. Thời gian không còn nhiều song, ở các địa phương vùng khó khăn công tác chuẩn bị còn rất nhiều khó khăn, nhất là điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp.

Theo CTGDPTM, bậc tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), trung bình các em học 1,8 giờ/lớp/buổi học (Chương trình hiện nay học một buổi/ngày (5 buổi/tuần), trung bình các em học 2,7 giờ/lớp/buổi). Tuy nhiên, thách thức đang đặt ra đối với ngành Giáo dục cả nước nói chung, ngành Giáo dục vùng DTTS và miền núi nói riêng trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo học sinh học 2 buổi/ngày.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước hiện có trên 567 nghìn phòng học, trong đó số phòng học kiên cố đạt khoảng 75%. Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng để học sinh được học 2 buổi/ngày chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như đồng bằng, thành phố (chiếm tỷ lệ 80%).

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là các địa phương vùng DTTS. Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là các địa phương vùng DTTS.

Còn cơ sở vật chất trường lớp ở các địa phương vùng khó khăn, vùng DTTS chỉ có khoảng 20% đáp ứng được yêu cầu cho học sinh học 2 buổi/ngày. Như ở khu vực Tây Nguyên, hiện tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bậc mầm non chỉ đạt dưới 45%...

Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đăk Lăk cho biết: Để đáp ứng việc dạy và học theo CTGDPTM, Bộ GD&ĐT cần sớm triển khai Đề án tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho những vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS thì mới đủ điều kiện để triển khai Chương trình.

Ngoài cơ sở vật chất trường lớp, thì việc triển khai CTGDPTM cũng còn nhiều thách thức khác. Trước đây, môn Tin học và môn Ngoại ngữ là 2 môn tự chọn, vì vậy khu vực nào có điều kiện thì được học, còn phần lớn học sinh vùng khó khăn thì không được tổ chức học 2 môn này.

Nhưng trong CTGDPTM, Tin học và Ngoại ngữ được đưa vào danh sách môn học bắt buộc. Yêu cầu của CTGDPTM là tỷ lệ giáo viên tiểu học cần đạt 1,5 giáo viên/lớp.

Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu khoảng 5.000 giáo viên tiếng Anh đáp ứng việc dạy học bắt buộc môn này từ bậc tiểu học. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên/lớp, bình quân cả nước mới đạt 1,42 giáo viên/lớp. Một số tỉnh chỉ đạt tỷ lệ 1,3 giáo viên/lớp như Sơn La, Thanh Hóa…

Ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học-Bộ GD&ĐT, cho biết: Bộ đã và đang gấp rút hoàn thành các văn bản hướng dẫn để các địa phương chuẩn bị các điều kiện cho CTGDPTM. Để đảm bảo cho các địa phương vùng khó khăn được tổ chức học 2 buổi/ngày theo CTGDPTM, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Đề án 1436/QĐ-TTg năm 2018 tăng cường cơ sở vật chất vùng khó khăn, vùng DTTS để đáp ứng CTGDPTM, giai đoạn 2017-2025.

THANH HUYỀN - KIM HẢI

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.