Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Lê Hường - 11:13, 08/12/2023

Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.

Chị H’Ler Êban giới thiệu sản phẩm thời trang thổ cẩm cách tân của nhà may Amí Sia
Chị H’Ler Êban giới thiệu sản phẩm thời trang thổ cẩm cách tân của nhà may Amí Sia

Thổ cẩm vươn xa

Sản phẩm thổ cẩm thể hiện sự khéo léo của phụ nữ các dân tộc Tây Nguyên. Thích ứng với cuộc sống hiện đại, tìm đất sống cho thổ cẩm, nhiều chị em trong các buôn làng kết hợp nét đẹp hoa văn, màu sắc thổ cẩm với chất liệu mới và ứng dụng công nghệ vào dệt thổ cẩm, cách tân tạo ra những sản phẩm đẹp, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Thổ cẩm bây giờ không còn bó buộc trong phạm vi buôn làng nữa, mà đã trở thành sản phẩm trong lĩnh vực thời trang, đồ lưu niệm, nội thất… tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm. Không ít buôn đồng bào DTTS mạnh dạn kết hợp thổ cẩm với du lịch để nâng cao thu nhập.

Quyết tâm khôi phục nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Trên cơ sở kinh nghiệm may mặc của bản thân, năm 2018, chị H’Ler Êban đã dùng tất cả nguồn thu nhập của gia đình để thành lập nhà may Amí Sia. Các sản phẩm may mặc của chị được kết hợp từ hoa văn thổ cẩm với chất liệu hiện đại.

Chị đã tập hợp nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh dệt thổ cẩm để bán cho mình và tự tay thiết kế, cắt may các mẫu trang phục cách tân với phương châm “hiện đại hòa nhập nhưng không hòa tan”. Để khắc phục điểm yếu thô rát, không thoải mái của trang phục thổ cẩm trước đây, chị H’Ler đã tìm chất vải thun gân ngang phối với các hoa văn, họa tiết được dệt thủ công để thiết kế trang phục.

Chị H’Ler lý giải: Việc cách tân sản phẩm với nhiều mẫu mã vừa phù hợp xu thế thị trường mà lại nâng cao giá trị văn hóa truyền thống trên mỗi bộ trang phục của người đồng bào dân tộc Ê Đê.

Chụp ảnh sản phẩm, giới thiệu trên các trang mạng xã hội, sản phẩm của chị H’Ler nhận rất nhiều phản hồi tích cực, không chỉ từ người Ê Đê mà cả các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Khách hàng ở nhiều độ tuổi khác nhau thích thú, đặt mua các sản phẩm thời trang thổ cẩm ca chị. Không chỉ khách hàng trong nước, mà nhiều nhiều Việt kiều ở nước ngoài cũng đặt mua. Cứ như thế mà may Amí Sia đã bán hàng nghìn sản phẩm trang phục thổ cẩm cho khách hàng trong và ngoài nước.

Chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk diễn ra tại thác Dray Nur
Chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk diễn ra tại thác Dray Nur

Theo tính toán, trung bình mỗi năm, mà may của Amí Sia đã bán ra trên 500 sản phẩm trang phục thổ cẩm cho khách hàng trong nước và bà con Việt Kiều ở Mỹ, Úc, Canada, Phần Lan. Đồng thời, đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 4 thợ may và 10 nghệ nhân dệt, với mức thu nhập từ 3-4,5 triệu đồng/tháng.

Cũng bằng sự đam mê và sáng tạo, nghệ nhân trẻ H’Luin Adrơng ở buôn Ju, xã Ea Tu, Tp.Buôn Ma thuột đã thiết kế những váy, áo cưới thổ cẩm cách điệu nhẹ nhà, mềm mại, đẹp mắt giúp thổ cẩm có cơ hội phát triển. Với kinh nghiệm 15 năm dệt vải, tự dệt họa tiết hoa văn yêu thích tạo ra nguồn thổ cẩm, lại có nghề may, chị H’Luin mày mò, thiết kế những chiếc áo cưới thổ cẩm.

 Sau 2 năm, đến nay chị đã cho ra mắt hàng chục mẫu váy cưới thổ cẩm, đáp ứng nhu cầu của đông đảo giới trẻ, được người tiêu dùng yêu thích. Những chiếc váy cưới bằng thổ cẩm của chị H’Luin không còn xa lạ với khách hàng và người yêu thích thời gian.

Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm

Ngày nay, không khó để bắt gặp hoa văn thổ cẩm từ váy áo, dày dép, túi xách, đến đồ lưu niệm, trang phục áo cưới và trong các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi, buổi trình diễn thời gian kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm trong bổi cảnh hiện đại và hội nhập.

Giữa tháng 7 vừa qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Dân vận Thành ủy Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk với tên gọi “Ban Mê ơi”. Chương trình được diễn ra tại Thác Dray Nur - một dòng thác huyền thoại của sông Sêrêpốk.

Tại đây những bộ sưu tập thời gian thổ cẩm của các nhà thiết kế Lê Kyo, Công Huân, Cao Duy, Trung Beret, Nguyễn Thúy, Minh Hạnh được các nhóm nhạc Cồng chiêng, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nghệ sĩ múa đến từ Hà Nội, Tp.HCM và Đắk Lắk trình diễn nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Bên cạnh đó, chương trình còn tái hiện đời sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên với các hoạt cảnh dệt thổ cẩm, làm gốm, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, các điệu múa dân gian…Với mong muốn thông qua chương trình góp phần giữ gìn, tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên. Đồng thời, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phần thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc của thí sinh tham gia Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết dân tộc tỉnh Đắk Lắk
Phần thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc của thí sinh tham gia Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Trước đó, cuối năm 2020, Lễ hội Văn hóa thổ cẩm lần thứ II được tổ chức tại TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông thu hút đông đảo các đoàn nghệ nhân, diễn viên trong cả nước tham gia. Lễ hội đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân và du khách. 

Sắp tới đây, trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông, Lễ hội Văn hóa thổ cẩm lần thứ III, là một trong những hoạt động chính với các nội dung gồm: Chương trình nghệ thuật và Trình diễn thời gian thổ cẩm của đồng bào các DTTS Việt Nam; triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm, thực nghiệm dệt thổ cẩm…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh nhấn mạnh: Không gian văn hóa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống được đồng bào các dân tộc Tây Nguyên gìn giữ bao đời nay không thể thiếu sắc màu thổ cẩm.Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên không chỉ gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân, mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Lễ hội thổ cẩm nhằm quảng bá, giới thiệu và khắc họa đậm nét dấu ấn văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên các dân tộc thiểu số có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến, nâng cao hiệu quả nghề dệt thổ cẩm.

Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều chương trình, cuộc thi tôn vinh thổ cẩm diễn ra, trang phục thổ cẩm ngày càng được sân khấu hóa. Điển hình như phần thi trang phục truyền thống tại Chung kết Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết dân tộc Đắk Lắk, diễn ra vào cuối tháng 10 cũng để lại nhiều ấn tượng đối với người dân và du khách. Đặc biệt là các em học sinh đến từ nhiều trường học trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc bảo tồn truyền thống của nghệ nhân, sự sáng tạo của những những người con buôn làng và những chương trình quảng bá, tôn vinh thổ cẩm của chính quyền, thổ cẩm đã có đời sống mới đầy tiềm năng để phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn mới, với những trợ lực về chính sách, dệt thổ cẩm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.