Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thông cáo báo chí số 6 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

PV - 20:39, 30/05/2022

Thứ Hai, ngày 30/5/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 6 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, ngày 30/5/2022
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, ngày 30/5/2022

Quốc hội dành cả ngày làm việc cho công tác giám sát tối cao. Dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành; xem videoclip về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung trên. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1) và Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi.

Tại phiên thảo luận đã có 39 đại biểu phát biểu; 01 đại biểu tranh luận; trong đó, đa số ý kiến đại biểu tán thành với nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã tập trung cho ý kiến về những vấn đề sau: 

Thứ nhất, đánh giá về việc tham mưu cho Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật của công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực và hiệu quả triển khai của Đoàn giám sát cũng như của các địa phương.

Thứ hai, những căn cứ chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn; sự cố gắng, nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành về việc ban hành Luật Quy hoạch 2019 và các luật liên quan. Hiệu quả của việc ban hành Nghị quyết 751/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch. 

Thứ ba, những hạn chế, bất cập về tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch của các cấp, các ngành, về sự tồn tại song hành áp dụng cả 2 loại quy hoạch hiện nay; về nội hàm của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh; về khái niệm tích hợp quy hoạch; về sự thay thế, bãi bỏ các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm trước đây bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; về phân kỳ đầu tư triển khai các dự án quy hoạch, trình tự, thủ tục; về quy định sử dụng vốn đầu tư công và các nguồn vốn xã hội hóa khác; về năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tư vấn, cơ chế quy định sử dụng các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong lập quy hoạch, để từ đó rút ra những hạn chế, bất cập, nguyên nhân và xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương. 

Thứ tư, về những đề xuất của Đoàn giám sát, bao gồm: (1) Đề nghị Quốc hội cho phép triển khai 8 nội dung chưa có trong quy định của Luật Quy hoạch, hoặc khác với Luật Quy hoạch có liên quan, như: về giải thích khái niệm tích hợp, quy hoạch và đề nghị Chính phủ hướng dẫn quy trình, thủ tục lập quy hoạch để tích hợp quy hoạch; về chỉ định thầu để lựa chọn tư vấn lập quy hoạch; về lập quy hoạch đồng thời và điều chỉnh quy hoạch cấp dưới mà không thực hiện quy trình lập quy hoạch; về rút gọn quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch; về sử dụng kinh phí thường xuyên cho việc lập, thẩm định, phê duyệt công bố quy hoạch; về tiếp tục thực hiện các quy hoạch được quy định ở điểm c, khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch đã được phê duyệt trước 01/01/2019 cho đến khi quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành được phê duyệt; về phân kỳ đầu tư lập quy hoạch gắn với kế hoạch 5 năm theo Điều 45 của Luật Quy hoạch; về quy định bản đồ kèm theo khi quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, xử lý các mâu thuẫn của các quy hoạch cùng cấp nhưng không mâu thuẫn với quy hoạch cấp trên hoặc không đề cập ở quy hoạch cấp trên. (2) Đề nghị giao Chính phủ trong phạm vi, quyền hạn của mình, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và xác định các giải pháp trước mắt, trong đó có 8 nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và về lâu dài các giải pháp trung và dài hạn, trong đó có việc giao Chính phủ đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các luật liên quan để sửa đổi, bổ sung vào thời điểm thích hợp.

Ngoài ra, các đại biểu đã cho ý kiến trực tiếp vào nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực và hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Trong quá trình thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu, trao đổi những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thứ Ba, ngày 31/5/2022: Buổi sáng: Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam; Buổi chiều: Quốc hội thảo luận ở tổ về: (1) Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); (2) Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở./.

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.