Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Thừa Thiên - Huế: Giải quyết việc làm cho 11.556 người lao động

Trang Diệp - 09:15, 06/11/2024

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Hiện nay, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có xu hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Ảnh: N.Q.
Hiện nay, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có xu hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Ảnh: N.Q

Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Dự án 4 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” là một dự án riêng, trong đó công tác xuất khẩu lao động được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm và đẩy mạnh.

Tính đến tháng 7/2024, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giải quyết việc làm cho 11.556 người lao động, đạt 67,98% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; trong đó, 618 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.567 người, đạt 76,43% so với kế hoạch năm 2024, trong đó có 55 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ đầu năm đến nay, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận và giải quyết chính sách hỗ trợ cho khoảng 234 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, với số tiền 555,640 triệu đồng (có 8 trường hợp thuộc hộ cận nghèo và 3 trường hợp thuộc xã bãi ngang ven biển).

Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng tạo thu nhập ổn định cho người dân từ dịch vụ môi trường rừng

Lâm Đồng tạo thu nhập ổn định cho người dân từ dịch vụ môi trường rừng

Được triển khai từ năm 2010 đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng đã từng bước mang lại nguồn sinh kế ổn định và bền vững cho hằng chục ngàn hộ dân, chủ yếu là các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, ý thức và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của đồng bào DTTS tại địa phương ngày càng được nâng cao.