Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thực hiện Quyết định 2086 ở Sơn La: Nhiều tín hiệu tích cực

Thúy Hồng - 14:24, 05/05/2020

Trong năm 2019, đã có 349 hộ đồng bào dân tộc La Ha - một trong số những DTTS ít người trên địa bàn các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu (Sơn La) thoát nghèo. Có được thành quả này, là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ những chính sách dân tộc. Trong đó, phải kể đến chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Người dân bản Song, xã Chiềng La thu hoạch chè
Người dân bản Song, xã Chiềng La thu hoạch chè

Sơn La là địa phương có 2.237 hộ, 10.051 người dân tộc La Ha phân bố ở 24 xã, 71 bản thuộc các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Đời sống đồng bào dân tộc La Ha vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, với 803 hộ nghèo, 105 hộ cận nghèo, 39 bản chưa có đường giao thông đi lại thuận tiện.

Thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh Sơn La được phê duyệt nguồn kinh phí trên 490 tỷ đồng. Năm 2019, tổng nguồn vốn Trung ương giao đã được UBND tỉnh phân bổ chi tiết cho các huyện để triển khai thực hiện các hạng mục của Đề án gần 46 tỷ đồng.

Theo đó, năm 2019 huyện Thuận Châu được bố trí 11,750 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, di dời chuồng trại cho 574 hộ đồng bào La Ha trên địa bàn 3 xã Nong Lay, Liệp Tè, Chiềng La.

Ông Quàng Văn Bảo, Chủ tịch UBND xã Chiềng La, huyện Thuận Châu cho biết: Triển khai Quyết định 2086, năm 2019, 45 hộ dân ở bản Song của xã được hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ để xây dựng, di dời chuồng trại và cải tạo ao nuôi thủy sản. Được Nhà nước hỗ trợ, người dân rất phấn khởi, vừa có thể di dời chuồng trại ra xa nơi ở, bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, vừa có thể mở rộng sản xuất, bước đầu mang lại nhiều tín hiệu đáng mừng.

Còn tại huyện Mường La, thực hiện Quyết định 2086, trong năm 2019 huyện được phân bổ hơn 17 tỷ đồng để hỗ trợ cho 822 hộ dân tộc La Ha thực hiện các hạng mục như: Hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi mới hoặc di chuyển chuồng trại ra xa nơi ở… Kết thúc năm 2019, huyện đã hỗ trợ hơn 16 tỷ đồng, đạt 95,44% kế hoạch được giao.

Đồng bào dân tộc La Ha ở huyện Thuận Châu và Mường La là 2 trong 4 huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La được thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người theo Quyết định 2086. Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, trong năm 2019, với kinh phí gần 46 tỷ đồng, tỉnh đã triển khai hỗ trợ con giống và máy móc nông cụ cho 1.257 hộ; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi hoặc di chuyển chuồng trại ra xa nơi ở cho 1.827 hộ; tổ chức tập huấn về kiến thức sản xuất, mô hình sản xuất và hỗ trợ vật tư phục vụ thực hành các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất cho 1.831 học viên là đại diện các hộ gia đình dân tộc La Ha… Cùng với đó, tỉnh còn hỗ trợ cho 37 nhà văn hóa cộng đồng tại các bản để mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ, thành lập và duy trì hoạt động đối với 19 đội văn nghệ thôn, phục dựng được 6 lễ hội truyền thống, giúp người dân có điều kiện sinh hoạt văn hóa.

Theo bà Trịnh Thị Oanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, mặc dù Sơn La mới triển khai thực hiện Quyết định 2086 từ năm 2019, nguồn vốn hỗ trợ chưa được nhiều, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan. Từ những nội dung hỗ trợ của Đề án đã giúp người dân thay đổi tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Nhờ đó, trong năm 2019 đã có 349 hộ đồng bào dân tộc La Ha thoát nghèo, KT-XH của đồng bào DTTS ít người trên địa bàn đã có nhiều tín hiệu tích cực.



Tin cùng chuyên mục
Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Vùng đồng bào DTTS Đắk Lắk chuyển mình mạnh mẽ

Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.