Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tiết học vùng biên

PV - 14:26, 27/05/2019

Nhiều năm qua, tại những buôn làng đồng bào dân tộc M’nông, huyện Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông) nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia, bà con thường tự do qua lại khu vực biên giới, mà không hề hay biết mình đang vi phạm pháp luật. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, các lực lượng chức năng đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật vùng biên giới cho bà con. Trong đó, Bộ đội Đồn Biên phòng Tuy Đức đã có sáng kiến phối hợp với các trường xây dựng mô hình “tiết học vùng biên”.

Học sinh trải nghiệm thực tế tại cột mốc biên giới. Học sinh trải nghiệm thực tế tại cột mốc biên giới.

“Tiết học vùng biên” do Đồn Biên phòng Tuy Đức phối hợp với các Trường Tiểu học, THCS, THPT và Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tuy Đức tổ chức triển khai. Lớp học được bố trí ngay cạnh những cột mốc biên giới, thầy giáo đứng lớp là những chiến sĩ Biên phòng.

Theo đó, gần 1 năm qua, đều đặn mỗi tháng một buổi các em học sinh trên địa bàn huyện Tuy Đức lại được học giờ ngoại khóa “tiết học vùng biên” để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cư dân vùng biên, các kỹ năng nhận biết vùng cấm, đường biên, cột mốc biên giới và những quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, hoạt động trong khu vực biên giới.

Sinh ra và lớn lên tại xã biên giới Quảng Trực, em Điểu Phước, học sinh lớp 10, Trường Dân tộc nội trú-THCS-THPT Tuy Đức rất mông lung về khái niệm đường biên giới, cột mốc biên giới. Phước chia sẻ: Trước giờ đồng bào M’nông trong buôn của em vẫn thường tự do qua lại bên kia biên giới thăm bạn bè, người thân và mang hàng đi trao đổi mua bán. Em cũng không hiểu rõ khái niệm đường biên giới là thế nào và càng không hiểu các quy định vi phạm chủ quyền. Từ khi được tham gia “tiết học vùng biên” em mới hiểu về trách nhiệm, ý thức bảo vệ đường biên, cột mốc, ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền biên giới quốc gia.

“Em đã truyền đạt lại cho người thân và bà con trong buôn việc tự do qua lại khu vực biên giới và qua bên Campuchia là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng an ninh chính trị của địa phương. Người nhà em cũng hiểu phần nào và không còn vi phạm nữa”, em Phước chia sẻ.

Giờ học lý thuyết tại Đồn Biên phòng Tuy Đức. Giờ học lý thuyết tại Đồn Biên phòng Tuy Đức.

Thầy Nguyễn Văn Lam, Phó Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú THCS-THPT Tuy Đức nhìn nhận, việc đưa “Tiết học vùng biên” vào dạy ngoại khóa cho các em học sinh là rất thiết thực và ý nghĩa. Các em học sinh ở vùng biên giới cần hiểu rõ những khái niệm, trang bị kiến thức về biên giới, lãnh thổ, về chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Khi về nhà, các em còn tuyên truyền trực tiếp đến gia đình và cộng đồng, từ đó người dân có sự tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật, giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Không chỉ học sinh, giáo viên cũng nắm thêm được nhiều kiến thức thực tế, hiểu sâu về lĩnh vực biên giới.

Để tiết học thực sự hiệu quả, các chiến sĩ Biên phòng lựa chọn nội dung sát với thực tế địa bàn; phù hợp với nhận thức của học sinh. Ngoài học lý thuyết, các em còn được đi thăm quan thực tế cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng; tìm hiểu thực địa một số biển báo trong khu vực biên giới, hệ thống cột mốc chính, mốc phụ do Đồn Biên phòng Tuy Đức quản lý…; Đồng thời, các em còn nghe kể về truyền thống của đơn vị và Nhân dân địa phương trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

Đại úy Nguyễn Văn Nga, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Tuy Đức cho biết: Làm công tác giảng dạy, chúng tôi cũng soạn giáo án rất kỹ và tập luyện phương pháp sư phạm truyền đạt kiến thức cho hiệu quả. Đặc biệt đối với học sinh, các em còn nhỏ tuổi nên dạy theo phương châm là ngắn gọn, đủ nội dung, dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phần mềm trình chiếu, nội dung kiến thức được truyền tải sinh động, với nhiều hình ảnh về cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cùng Nhân dân đi tuần tra dọc biên giới, bảo vệ cột mốc biên giới và xử lý các hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới... Hiện, đơn vị đang tập trung xây dựng giáo án theo từng khối lớp cụ thể; tăng cường tổ chức cho học sinh, giáo viên thăm quan thực tế, tuần tra biên giới cùng Bộ đội Biên phòng.

L.HƯỜNG - QUỐC PHÒNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.