Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tinh thần hiếu học của chị Hồ Thị Vang

PV - 11:31, 23/07/2019

Vượt qua nhiều khó khăn, chị Hồ Thị Vang, người Vân Kiều ở thôn A Luông, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã tốt nghiệp chương trình THPT. Sự học của chị Vang đã trở thành tấm gương để nhiều người noi theo.

Trước ngày thi tốt nghiệp vợ chồng chị Vang vẫn đi làm thuê để kiếm tiền làm lộ phí. Trước ngày thi tốt nghiệp vợ chồng chị Vang vẫn đi làm thuê để kiếm tiền làm lộ phí.

Sinh ra ở tận huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế trong gia đình khó khăn, học đến lớp 10, Hồ Thị Vang phải nghỉ học để phụ giúp gia đình lao động kiếm sống rồi lập gia đình với anh Hồ Văn Thoái ở thôn A Luông, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị). Tưởng như cuộc sống sẽ thuận lợi hơn khi có chồng, thế nhưng 2 đứa con chị thường đau ốm nên chị phải ở nhà trông con. Gánh nặng cơm áo phụ thuộc vào người chồng đi làm thuê, làm mướn đủ nghề để kiếm tiền trang trải.

Dù cuộc sống khó khăn nhưng chị luôn có mong ước, sẽ học hết chương trình THPT. Ước mơ của Vang thành hiện thực khi được thầy giáo Nguyễn Hữu Sơn, giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) huyện Đakrông giúp đỡ và động viên. Năm 2017, chị xin đi học trở lại tại Trung tâm GDNN huyện Đakrông. Như có thêm động lực, đều đặn hằng ngày nắng cũng như mưa chị Vang vượt quãng đường gần 80km để đến trường theo học. Chị trải lòng: “Có hôm đi học bị hư xe dọc đường không biết kêu ai giúp đỡ vì trời còn tối, giữa đường không một bóng người. Con cái thì ốm yếu, kinh tế gia đình thường xuyên thiếu thốn nên nhiều khi muốn bỏ học giữa chừng. Nhiều lúc mình muốn ở nhà bám nương, bám rẫy lo cái ăn trước mắt cho gia đình. Nhưng rồi, mình cũng vượt qua khó khăn, bám trụ đến ngày thi tốt nghiệp”.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Sơn, Chủ nhiệm lớp 12A của chị Vang cho biết: Hồ Thị Vang là học viên sáng dạ, nhanh trí, rất nỗ lực để theo học. Do cuộc sống khó khăn đã mấy lần chị Vang có ý định nghỉ học nhưng được sự quan tâm động viên của các thầy cô trong Trung tâm nên chị Vang đã cố gắng để theo học hết chương trình THPT.

Thầy Sơn cho biết, trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp, hai vợ chồng chị Vang vẫn đi bóc vỏ tràm thuê để lấy tiền làm lộ phí. Với những nỗ lực của mình, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, chị Vang đã hoàn thành tốt và đủ điều kiện vào học trường cao đẳng nghề hoặc sư phạm..

“Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cố gắng thu xếp học một trường nghề ở TP. Đông Hà (Quảng Trị) sau này ra trường nếu địa phương cần tiếp nhận tôi sẽ đi làm”, Hồ Thị Vang chia sẻ.

Theo ông Hồ Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Đakrông, tinh thần vượt khó học tập của chị Vang đang được địa phương và nhiều gia đình xem là tấm gương hiếu học để tuyên truyền cho mọi người trên địa bàn xã.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.