Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tổ hợp tác ở khu vực miền núi: Cần khắc phục tình trạng hình thành tự phát

PV - 14:51, 01/02/2018

Từ ngày 15/3/2017, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) sẽ không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước. “Điểm mới” này đang thực sự gây lo lắng cho không ít hộ gia đình, tổ hợp tác muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là ở khu vực miền núi.

“Cú hích” từ Tổ hợp tác

Trong những năm qua, hoạt động của các tổ hợp tác (THT) cơ bản phù hợp với điều kiện khu vực miền núi-nơi mà kinh tế còn chậm phát triển, trình độ quản lý chưa cao. Hình thức THT đã giải quyết được những khó khăn về vốn, thiết bị máy móc, vật tư, cây con giống, tiêu thụ sản phẩm... cho bà con nông dân miền núi, nhất là với các hộ đồng bào DTTS.

THT góp phần chuyển dịch sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. THT góp phần chuyển dịch sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

 

Năm 2014, huyện Xín Mần (Hà Giang) đã xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất ở các thôn với việc nâng cấp và thành lập mới các THT sản xuất nông lâm nghiệp từ nền móng là các tổ dịch vụ. Qua 3 năm, các THT đã thể hiện rõ vai trò tổ chức sản xuất ngay tại mỗi thôn, bản.

Đơn cử như ở Lủng Cháng, xã Nấm Dẩn (huyện Xín Mần), trước năm 2014, mỗi vụ lúa, người dân trong thôn mạnh nhà nào nhà nấy làm, không cùng thời điểm nên dễ bị sâu bệnh và ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Sau khi THT thôn Lủng Cháng được thành lập với sự tham gia của 9 hộ gia đình, trước khi xuống giống, trên cơ sở bàn bạc, thống nhất với nhau, các thành viên cũng đã lựa chọn cùng một giống lúa lai, phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng…

Từ chỗ sản xuất đơn lẻ, mạnh ai nấy làm, sau khi có THT, bà con trong thôn đã chuyển sang sản xuất tập trung, có sự thống nhất cao cả về giống và thời vụ. Toàn bộ công tác tưới tiêu, bảo vệ thực vật trên đồng ruộng đều được các THT đảm nhiệm.

Theo ông Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, các THT đã tạo nên “cú hích” trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Không chỉ sản lượng cây trồng tăng lên mà quan trọng là ý thức sản xuất tập trung, theo kế hoạch của bà con được nâng lên rõ rệt, từng bước hình thành cách thức sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đến thời điểm này, toàn huyện đã có 57 THT tập trung chăn nuôi các giống trâu, bò, lợn, dê... Năm 2016, đàn trâu, bò của huyện đã tăng trên 2.600 con, đạt tổng đàn trên 26.000 con, vươn lên đứng thứ 4 toàn tỉnh về số lượng trâu, bò. Với quy mô có vài chục con trâu, bò/hộ; hoặc nuôi vài trăm con lợn/trang trại/hộ đã và đang trở thành mục tiêu phấn đấu của nông dân Xín Mần.

Vốn phát triển-đã khó càng thêm khó

Theo thống kê của Liên minh HTX Việt Nam, hiện cả nước có trên 150 nghìn THT với 2 triệu thành viên, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi. Mặc dù đã khẳng định được vị trí nhưng hiện nay, việc phát triển các THT đang là bài toán khó bởi lý do cố hữu: Đó là vốn!

Ngay tại huyện Xín Mần, trong 181 THT của huyện thì gần như đều hoạt động dựa vào nguồn vốn đầu tư có thu hồi tại các xã. Nghĩa là, xã giao vốn cho THT để cho các tổ viên vay mua giống, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trong từng vụ, tức không quá 6 tháng, sau đó trả lại xã. Nhưng nguồn vốn này cũng rất khiêm tốn, bình quân mỗi xã chỉ có trên, dưới 1 tỷ đồng đầu tư có thu hồi giao cho các THT thôn, bản đảm nhận.

Vốn sản xuất nông nghiệp hạn hẹp thì vốn đầu tư chăn nuôi tập trung lại càng khó. Để chuyển đổi chăn nuôi, thành viên trong các THT chăn nuôi ở Xín Mần đều phải vay qua các ngân hàng. Tuy nhiên, vốn vay từ các ngân hàng vẫn luôn là vấn đề... khó (!). Nguyên nhân là, người dân thì “cần vốn, cần thời điểm, cần mùa vụ” để đầu tư. Còn Ngân hàng thì “cần tài sản” đảm bảo thế chấp trước khi cho vay vốn.

Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng của THT sẽ càng thêm khó hơn, thậm chí là không thể, bởi từ ngày 15/3 tới đây, theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì THT nếu không có tư cách pháp nhân thì sẽ không được vay vốn để phát triển sản xuất. Trong khi đó, theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, trong tổng số hơn 16 nghìn THT trên cả nước hiện nay, số THT có tư cách pháp nhân chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Một trong những nguyên nhân được xác định là do các THT hình thành chủ yếu tự phát. Hầu hết các THT hiện nay đều là tập hợp của các hộ gia đình liên kết với nhau để sản xuất. Hơn nữa, ở nhiều địa phương, người dân và cả chính quyền địa phương cũng chưa nhận thức rõ vị trí và vai trò của THT.

Năm 2007, Chính phủ đã có Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của THT. Nghị định 151/2007/NĐ-CP không chỉ quy định về quyền, trách nhiệm dân sự của các THT mà còn có các quyền lợi được lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo pháp luật; hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương; trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... Nhưng do hầu hết các THT đều chưa đăng ký các nội dung trên, đồng nghĩa với việc không được hưởng những quyền lợi sát sườn đó.

TÙNG NGUYÊN