Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Tội phạm mua bán người: Dụ dỗ cả người thân đem bán

PV - 16:12, 29/07/2019

Các đối tượng người Việt móc nối với người Trung Quốc để lừa, dụ dỗ nạn nhân (kể cả người thân) đưa sang Trung Quốc bán.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc phát hiện 89 vụ mua bán người, liên quan đến 142 đối tượng, lừa bán 169 nạn nhân (giảm khoảng 10% số vụ, tăng 12,7% số đối tượng và giảm 28,4% số nạn nhân so với cùng kỳ 2018).

toi pham mua ban nguoi: du do ca nguoi than dem ban hinh 1
Các đối tượng trong đường dây mua bán người do Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu triệt phá. (Ảnh: Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc)

 

Thủ đoạn nổi lên của loại tội phạm này là các đối tượng người Việt Nam móc nối, cấu kết với các đối tượng người Trung Quốc quen thuộc địa bàn biên giới để lừa, dụ dỗ các nạn nhân (kể cả người thân trong gia đình) đưa sang Trung Quốc bán.

Cùng với đó, các đối tượng thông qua mạng xã hội, giả danh là cán bộ công an, bộ đội gọi điện tán tỉnh, làm quen với nạn nhân (chủ yếu là phụ nữ người dân tộc Mông, trong độ tuổi từ 16-23), giả vờ yêu, tổ chức đám cưới, hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó bán họ ra nước ngoài. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số vụ sử dụng chiêu thức này tại Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái…

Không chỉ mua bán người, tình trạng mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể cũng diễn biến phức tạp. Đáng chú ý xuất hiện thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người dưới hình thức mang thai hộ, mua bán bào thai…

Quá trình điều tra, khám phá, các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã điều tra, khám phá 67 vụ, bắt 112 đối tượng mua bán người. Đã tổ chức giải cứu, tiếp nhận 137 nạn nhân bị mua bán trở về. Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã khởi tố 86 vụ, 152 bị can về tội mua bán người; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trong 6 tháng, công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật đối với loại tội phạm mua bán người tiếp tục được các cơ quan, đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo 138 tập trung triển khai.

Bộ Tư pháp phối hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thi hành Bộ luật Hình sự và xây dựng kết quả pháp điển Luật phòng, chống mua bán người.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các nghị định, thông tư chính sách, quy trình, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng. Bộ cũng tiếp tục phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án tăng cường hoạt động của đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2 tại Việt Nam; phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo “Tăng cường tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân của nạn mua bán người”.

Các địa phương có chung đường biên giới với Lào, Campuchia, Trung Quốc chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao ban định kỳ, đột xuất, trao đổi thông tin liên quan đến tình hình tội phạm mua bán người, giải cứu, trao trả nạn nhân và kiểm soát nhập cảnh qua biên giới.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 138, mặc dù các lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều nỗ lực chỉ đạo triển khai công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng nhưng tình hình hoạt động của loại tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp.

Các đối tượng khai chúng lừa các phụ nữ sang biên kia biên giới làm gái mại dâm tại các quán massage, tiến kiếm được chia theo tỷ lệ 50/50. (Ảnh: Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc) Các đối tượng khai chúng lừa các phụ nữ sang biên kia biên giới làm gái mại dâm tại các quán massage, tiến kiếm được chia theo tỷ lệ 50/50. (Ảnh: Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc)

Một trong nhiều nguyên nhân được chỉ ra là hiệu quả phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ còn rất hạn chế, các giải pháp kéo giảm tội phạm chưa hiệu quả, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống xã hội vào cuộc. Công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống tội phạm còn hạn chế và chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức và chủ yếu theo thời điểm, khi phát động phong trào.

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng, Ban Chỉ đạo 138 các bộ ngành, địa phương sẽ tập trung vào một số công tác trọng tâm, trong đó có việc tăng cường đổi mới nội dung, hình thức truyền thông phòng ngừa tội phạm, phòng chống mua bán người và tệ nạn xã hội; Chỉ đạo triển khai có hiệu quả và tổ chức tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người toàn quốc, trọng tâm là trên tuyến biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc. Phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm, chủ động phòng chống tội phạm mua bán người, không để tội phạm lộng hành hoặc lợi dụng hoạt động./.

( vov.vn )

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.