Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

TP. Lạng Sơn: Vấn nạn đổ trộm chất thải xây dựng ra môi trường

Thiên An - 14:31, 02/11/2021

Hiện tại, việc thu, xử lý rác thải xây dựng trên địa bàn TP. Lạng Sơn hầu như đang bị “lãng quên”. Vì thế, tình trạng xả thải trộm diễn ra phổ biến, gây khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường và gây bức xúc cho Nhân dân...

Vấn đề xử lý rác thải xây dựng trên địa bàn TP. Lạng Sơn vẫn đang gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn
Vấn đề xử lý rác thải xây dựng trên địa bàn TP. Lạng Sơn vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn

Những chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ các công trình nhà ở cũ, thậm trí từ các công trình xây dựng đầu tư công, như: Bê tông, gạch chỉ, phụ phẩm trong hoạt động xây dựng... được đổ ngổn ngang dọc tuyến Quốc lộ 1A, 4B, đường tỉnh 234, đường huyện 29 Song Giáp - Khánh Khê…

Theo thống kê, trên địa bàn TP. Lạng Sơn, mỗi năm có khoảng 500 công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ do các hộ dân làm chủ đầu tư; có khoảng 50 danh mục công trình xây dựng hạ tầng thiết yếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước được triển khai. Kèm theo đó là phát sinh khối lượng rác thải xây dựng rất lớn. 

Tuy nhiên, không có cơ quan chức năng nào của TP. Lạng Sơn, đánh giá và thống kê số liệu chính thức mỗi năm phát sinh bao nhiêu tấn rác thải xây dựng và xử lý như thế nào trên địa bàn thành phố. Do đó, thời gian qua, Chính quyền TP. Lạng Sơn đang gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát việc đổ trộm bừa bãi rác thải xây dựng trên địa bàn. 

Ông Hoàng Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn chia sẻ với báo chí: Hiện tượng đổ trộm rác thải xây dựng diễn ra phổ biến, công tác ngăn chặn xử lý rất khó khăn, bởi các đối tượng thường lợi dụng đêm tối, các khu vực góc khuất, ven sông, suối để thực hiện hành vi vi phạm.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, lực lượng chức năng của xã Hoàng Đồng, đã phát hiện xử lý 6 vụ đổ trộm rác thải xây dựng trên địa bàn, lực lượng chức năng đã xử phạt với tổng số tiền 21 triệu đồng.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đổ trộm rác thải xây dựng, là do thành phố chưa quy hoạch được khu vực thu gom, xử lý rác thải xây dựng. Từ thực trạng thành phố không có khu vực đổ thải tập trung, mà nhiều nhà thầu xây dựng khi trúng thầu thi công các công trình đầu tư, công trên địa bàn cũng gặp khó khăn và tốn kém trong việc xử lý rác thải xây dựng, từ các công trình do mình đảm nhiệm thi công. Việc xử lý rác thải xây dựng thế nào, chi phí xử lý ra sao, cũng là một bài toán đau đầu cho các chủ thầu xây dựng trên địa bàn.

Được biết, trong việc lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh đã tính toán tích hợp quy hoạch thu gom xử lý rác thải rắn vào quy hoạch. Đây là văn bản pháp lý cao nhất, làm căn cứ để giải quyết căn cơ vấn đề rác thải nói chung, và rác thải xây dựng nói riêng.

Tình trạng xả thải trộm diễn ra phổ biến, gây khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường
Tình trạng xả thải trộm diễn ra phổ biến, gây khó khăn trong công tác vệ sinh môi trường

Tuy nhiên, theo bà Trần Mai Anh, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Lạng Sơn cho biết: Cho đến nay, vấn đề xử lý chất thải xây dựng của thành phố hiện đang gặp rất nhiều vướng mắc, nhất là địa điểm xử lý đổ rác thải xây dựng. Phòng đang phối hợp với các xã, phường và ngành chức năng tìm vị trí để báo cáo thành phố, nhưng gặp nhiều khó khăn do người dân không mặn mà khi được lấy ý kiến về vị trí quy hoạch đổ thải xây dựng.

Trong khi tiếp tục triển khai nghiên cứu lập quy hoạch tìm vị trí đổ chất thải, trước mắt, để kiểm soát tốt hơn vấn đề này, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo các phường, xã, Đội trật tự đô thị thành phố đẩy mạnh tuyên truyền người dân không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời và xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm về đổ trộm rác thải tại các phường, xã.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.