Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã làm sáng tỏ nhiều khúc mắc trong lòng dân

Nhóm PV - 06:40, 07/06/2023

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng DTTS. Qua đó, đã góp phần làm thay đổi diện mạo thôn, làng và đặc biệt là đời sống của đồng bào DTTS đã không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Ông A Jar đang chăm chú theo dõi phần trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh
Ông A Jar đang chăm chú theo dõi phần trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Nội dung này tiếp tục được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra vào chiều 6/6. Bộ trưởng, Chủ nhiệm khẳng định: Công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trong vùng đồng bào DTTS. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, khối Đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.

Ông A Jar, Nghệ nhân ưu tú, Nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở làng Plei Đôn, phường Quang Trung, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum cho biết: Qua theo dõi nội dung trả lời chất vấn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tôi đồng tình cao với những nội dung Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã trả lời. Nội dung trả lời rõ ràng, rành mạnh, đúng trọng tâm, trọng điểm, nhìn thẳng vào sự thật và sát với tình hình thực tế ở vùng đồng bào DTTS hiện nay. 

Tôi cũng mong muốn, với cương vị của mình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp tục quan tâm phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030). Bên cạnh việc giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống thì cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sử thi, các lễ hội truyền thống, các nghề truyền thống của DTTS và có chính sách ưu đãi hơn nữa dành cho các Nghệ nhân ưu tú. Qua đó, giúp cho đồng bào DTTS cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng có cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ mai sau.

Gia đình ông Rơ Châm Nao theo dõi phần trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh
Gia đình ông Rơ Châm Nao theo dõi phần trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Ông Rơ Châm Nao ở làng Jut, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai chia sẻ: Tôi đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao những câu trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Từ đó, nhiều khúc mắc trong lòng dân cũng được giải đáp. Với đặc thù là vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tôi mong muốn sẽ triển khai sớm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, như: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và công trình nước sinh hoạt tập trung, ổn định các làng tái định cư tăng tỷ lệ lao động trở lên là người dân tộc thiểu số; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với dự án thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào DTTS, miền núi… Đây là là một chương trình có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào DTTS. Vì vậy, đồng bào kỳ vọng sau kỳ họp Quốc hội này, các địa phương sẽ tháo gỡ được những khó khăn, vường mắc và tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình nhằm thúc đẩy phát triển mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.