Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Trà Vinh: Mang mái ấm cho đồng bào DTTS nghèo

Gia Ân - 17:17, 31/10/2024

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự chung tay ủng hộ của cộng đồng, ước mơ về căn nhà khang trang của nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã trở thành hiện thực, bà con yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nhờ được chính quyền hỗ trợ, anh Thạch Phol (ngồi giữa), ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang xây dựng được căn nhà kiên cố
Nhờ được chính quyền hỗ trợ, anh Thạch Phol (ngồi giữa), ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang xây dựng được căn nhà kiên cố

Trà Vinh là tỉnh điển hình trong việc thực hiện Dự án 1, qua đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS nói chung và xây dựng, cải tạo nhà ở, bảo đảm an toàn, ổn định cuộc sống nói riêng. Thực hiện Dự án 1 trong các năm 2022, 2023, Trà Vinh hỗ trợ cho 50 hộ về đất ở, với tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng; 737 hộ được hỗ trợ về nhà ở, tổng kinh phí gần 34 tỷ đồng; 508 hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng; 418 hộ được hưởng lợi nước sinh hoạt, tổng kinh phí gần 1,3 tỷ đồng.

Hơn 3 tháng nay, gia đình anh Thạch Phol, ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang đã dọn vào ở trong căn nhà mới, được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Sự hỗ trợ này không chỉ giúp cho gia đình an cư mà còn là động lực để anh Phol vươn lên phát triển kinh tế gia đình. 

Anh Thạch Phol phấn khởi chia sẻ: “Căn nhà xuống cấp đã lâu nhưng không có điều kiện sửa chữa. Giờ nhờ được chính quyền hỗ trợ 50 triệu đồng, tôi có điều kiện xây dựng được căn nhà kiên cố. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ gia đình tôi về vốn để xây dựng chuồng trại, mua 2 con bò giống để phát triển kinh tế gia đình. Đây là sự hỗ trợ kịp thời và là động lực để gia đình tiếp tục vươn lên phát triển kinh tế, có cuộc sống tốt hơn”.

Trà Vinh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG 1719. Tuyên truyền, phổ biến thông tin chi tiết về nội dung chính sách, đối tượng hưởng lợi được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719”.


Ông Lê Văn HẳnChủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh

Cùng với hỗ trợ nhà ở, Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 cũng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ DTTS được chuyển đổi nghề, vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Kiên Sà Bươl, ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang thuộc đối tượng hộ nghèo. 

Khi triển khai thực hiện Dự án 1, anh được hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề. Anh Kiên Sà Bươl cho biết: “Công việc của tôi là thợ xây, trước đây tôi phải đi thuê công cụ để phục vụ cho công việc. Khi được hỗ trợ chuyển đổi nghề từ Chương trình MTQG 1719, tôi đã đăng ký được hỗ trợ máy trộn hồ và máy cắt gạch. Nhờ đó, tôi không cần phải đi thuê công cụ nên thu nhập từ công việc cũng tốt hơn”.

Niềm vui của anh Kiên Sà Bươl được nhân lên gấp bội khi Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng căn nhà mới từ Chương trình MTQG 1719. Bây giờ gia đình anh không còn phải lo lắng khi mùa mưa bão tới.

Ông Thạch Đa Ra, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cầu Ngang cho biết: “Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cầu Ngang thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở các xã Mỹ Hòa, Kim Hòa, Hiệp Hòa, Trường Thọ, Nhị Trường, Thuận Hòa, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn với tổng kinh phí gần 174 tỷ đồng. 

Thực hiện Dự án 1, huyện đã hỗ trợ cho 876 hộ khó khăn và hộ đồng bào DTTS. Trong đó, có 21 hộ thiếu đất ở, 429 hộ về nhà ở chưa đạt 3 cứng, 201 hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi nghề khác, 225 hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, với tổng kinh phí hơn 39,6 tỷ đồng. 

Việc triển khai thực hiện có hiệu quả từ chương trình, dự án đầu tư, đã giúp cho các ấp đặc biệt khó khăn từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng; giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo; góp phần hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp, yên tâm lao động, sản xuất. Từ đó, người dân cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, bộ mặt nông thôn nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống đổi thay rõ nét.

Anh Thạch Hoài (bìa trái) ở ấp Nô Rè A, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, được địa phương hỗ trợ vay vốn ưu đãi 40 triệu đồng để chuyển đổi nghề, đầu tư mua máy cắt, máy khoan phục vụ cho công việc gia công, nâng cao thu nhập
Anh Thạch Hoài (bìa trái) ở ấp Nô Rè A, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, được địa phương hỗ trợ vay vốn ưu đãi 40 triệu đồng để chuyển đổi nghề. Theo đó, anh đã đầu tư mua máy cắt, máy khoan phục vụ cho công việc gia công, nâng cao thu nhập

Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: Đầu năm 2024, toàn tỉnh Trà Vinh còn 3.416 hộ nghèo (chiếm 1,19%), 6.773 hộ cận nghèo (chiếm 2,35%). Trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer 1.827 hộ (chiếm 2,03%), 2.926 hộ cận nghèo dân tộc Khmer (chiếm 3,25%).

Năm 2024, tỉnh đề ra kế hoạch tiếp tục thực hiện 9/10 dự án (tỉnh không thực hiện Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết), với tổng kinh phí Chương trình là trên 260,3 tỷ đồng. Trong đó, Dự án 1 hỗ trợ cho 25 hộ về đất ở; 319 hộ về nhà ở; chuyển đổi nghề cho 203 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 175 hộ; tiếp tục xây dựng 3 công trình nước tập trung.

Những cách làm thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện Dự án 1 ở Trà Vinh đã giúp các hộ đồng bào DTTS nghèo có nhà ở kiên cố vững chắc. Từ đó giúp hộ nghèo phấn đấu vươn lên, phát triển kinh tế, giảm nghèo, góp phần đưa đời sống của đồng bào DTTS ngày càng ổn định.