Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trăn trở bài toán nhân lực y tế ở Đăk Nông

PV - 15:05, 25/02/2019

Mặc dù liên tục có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhưng ngành Y tế tỉnh Đăk Nông vẫn thiếu hụt lớn nguồn nhân lực làm chuyên môn, nhất là các bác sĩ được đào tạo bài bản thuộc Chuyên khoa I, Chuyên khoa II. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa cũng như mô hình tự chủ ở các bệnh viện cũng gặp không ít khó khăn.

Nhiều đặc thù không thuận lợi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đăk Nông cho biết: Số người khám bệnh ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, nhiều căn bệnh đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn tốt để điều trị. Hiện, Đăk Nông thiếu tối thiểu khoảng 600 bác sĩ, nhân viên y tế. Đứng trước tình hình này, tỉnh Đăk Nông đã ban hành Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND tăng cường đãi ngộ cho bác sĩ. Những bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học và sau đại học đang công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh (các trạm y tế; các cơ quan, đơn vị y tế tuyến huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị y tế tuyến tỉnh; Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh) đều được ưu đãi bằng tiền mặt từ 180 đến 300 triệu đồng khi về nhận công tác tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó còn được ưu tiên mua đất, làm nhà theo giá ưu đãi. Vậy nhưng, vì nhiều đặc thù của tỉnh vùng cao nên chính sách thu hút nhân lực của địa phương vẫn còn nan giải.

Tăng cường khám và kiểm soát bệnh tật ở Bệnh viện Đa khoa Đăk Nông. Tăng cường khám và kiểm soát bệnh tật ở Bệnh viện Đa khoa Đăk Nông.

Trên địa bàn toàn tỉnh, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí hạn chế, hộ nghèo và tình trạng giảm nghèo tại vùng dân tộc không bền vững dẫn đến việc tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế. Nhiều khu vực biên giới hiểm trở, các nhân viên y tế phải căng mình làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn tại các cơ sở y tế vẫn còn thiếu, một số trang thiết bị đã lạc hậu, chưa đáp ứng được công tác chẩn đoán và điều trị phục vụ việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hạ tầng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế cũng chưa đáp ứng tốt nhu cầu quản lý tập trung dữ liệu thông tin ngành. Việc đầu tư để hoàn thiện, nâng cấp hoặc thay thế phần mềm trang thiết bị hiện có về quản lý khám, chữa bệnh, kiểm soát bệnh tật vẫn nan giải vì thiếu kinh phí triển khai.

Nỗ lực khắc phục

Dẫu còn nhiều khó khăn do yếu tố đặc thù, nhưng với phương châm, xem người bệnh là khách hàng để phục vụ, riêng năm 2018, Đăk Nông đã khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cho gần 700.000 lượt người, chủ yếu là khám BHYT, điều trị nội trú cho hơn 71.000 ca, phẫu thuật gần 7.000 ca.

Để tình trạng thiếu nhân lực không ảnh hưởng đến quá trình khám, điều trị cho người dân, ngành Y tế Đăk Nông thúc đẩy mạnh mẽ việc hợp tác y tế với Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Thông qua hợp tác, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông đã được chuyển giao nhiều kỹ thuật mới như: Hồi sức cấp cứu; thông khí nhân tạo; quy trình chăm sóc bệnh nhân ICU; nội soi khớp; phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu. Nhiều cơ sở y tế cũng liên kết với các cơ sở y tế hiện đại để nhận chuyển giao các gói kỹ thuật.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương thì ngành Y tế luôn rộng cửa chờ mong các bác sĩ về công tác, đặc biệt ở một số chuyên ngành như: nội khoa, ngoại khoa, gây mê hồi sức, tim mạch… Trước mắt, tại nhiều tuyến huyện như: Đăk R’Lấp, Đăk Mil, ngành Y tế thực hiện chuyển giao nhanh nhiều kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng nhu cầu bức thiết của bà con Nhân dân. Hiện tại, ngay tại Trung tâm Y tế huyện Đăk R’Lấp đã có thể chụp MRI, chụp CT, đo loãng xương. Năm 2019, đơn vị triển khai phẫu thuật nội soi hệ tiêu hóa, tiết niệu và các kỹ thuật khác.

Hạn chế tình trạng “chảy máu” chất xám, ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông chia sẻ thêm rằng, khi xác định được tay nghề cũng như khát vọng cống hiến với ngành Y tế, chúng tôi đưa ngay các bác sĩ giỏi, sáng tạo vào quy hoạch quản lý trụ cột của Bệnh viện. Mình phải giữ người giỏi bằng nhiều cách, vừa động viên, khích lệ nhưng cũng phải cho họ vị trí xứng đáng. Thực tế cho thấy, hầu hết người giỏi chuyên môn điều hành và quản lý tốt.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.