Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Tràng Định (Lạng Sơn) Phát huy hiệu quả hệ thống y tế cơ sở

PV - 14:51, 15/07/2019

Với trên 95% dân số là đồng bào DTTS, gồm 3 xã biên giới và 13 xã ĐBKK, công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn huyện Tràng Định (Lạng Sơn) gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của ngành Y tế tỉnh, Trung ương cùng sự nỗ lực tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở nên công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của đồng bào DTTS đã đạt được những hiệu quả tích cực.

Người dân đã chủ động đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế. Người dân đã chủ động đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế.

Có mặt tại Trung tâm Y tế xã Cao Minh, trước mắt chúng tôi là trụ sở Trạm Y tế xã được xây dựng 2 tầng khang trang, sạch đẹp. Được biết, Trạm Y tế này được xây dựng năm 2016, từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Sau một năm thi công, Trạm Y tế xã được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, với 12 phòng chức năng, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân. Bên cạnh đó, Trạm Y tế xã Cao Minh còn được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Chị Đinh Thị Lành, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cao Minh cho biết: Trước đây, mỗi khi ốm đau bà con thường nhờ thầy mo đến cúng bái để xua đuổi tà mà, mong khỏi bệnh; phụ nữ mang thai thường sinh con ở nhà… Từ khi Trạm Y tế được đầu tư xây dựng khang trang, được bổ sung nhiều trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại đã góp phần rất quan trọng để “kéo” bà con trong xã đến thăm khám, từng bước xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong đời sống. Ngoài ra, hằng năm, cán bộ Trạm Y tế xã đã chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên xã đến các thôn bản tuyên truyền về kiến thức y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tổ chức tiêm chủng cho trẻ em…

Nhờ đó, ý thức trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân đã được cải thiện rõ rệt, 90% người dân trong xã đã đưa con đến cơ sở y tế để tiêm chủng đúng lịch; 100% phụ nữ có thai đã đến cơ sở y tế khám thai định kỳ và sinh con. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã có 700 lượt người khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã- tăng 200 lượt so với cùng kỳ năm 2018….

Người dân luôn được đội ngũ y, bác sĩ khám chữa bệnh chu đáo, tận tình. Người dân luôn được đội ngũ y, bác sĩ khám chữa bệnh chu đáo, tận tình.

“… Mỗi lần đến Trạm Y tế khám bệnh, tôi đều được các y, bác sĩ thăm khám nhiệt tình. Ngoài ra, các y, bác sĩ ở đây còn thường xuyên đến tận bản để tư vấn cho chị em những kiến thức, phương pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sức khỏe của mẹ và con, kế hoạch hóa gia đình…”, chị Triệu Thị Hương, dân tộc Dao, ở thôn Khuổi Vai, xã Cao Minh phấn khởi nói.

Cũng như xã Cao Minh, 23/23 các Trạm Y tế xã trên địa bàn huyện Tràng Định đã được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và có trụ sở khang trang với tổng số giường bệnh đạt 66 giường. Trong đó, 11/23 Trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về chuẩn y tế xã; 5 trạm đạt tiêu chí chuẩn của nông thôn mới… Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân, hằng năm Trung tâm Y tế huyện Tràng Định đều tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn kiến thức cho đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến cơ sở với các chuyên đề như: kỹ thuật siêu âm chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật về máy móc nha khoa...; tổ chức luân chuyển, điều chuyển cán bộ y, bác sĩ ở các trạm y tế xã ra học tập ngắn hạn tại Trung tâm Y tế huyện.

Ông Bế Văn Khánh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tràng Định cho biết: Do được đầu tư thêm về nguồn nhân lực và trang thiết bị nên các Trạm Y tế đã triển khai được hầu hết các kỹ thuật theo phân tuyến, thậm chí một số trạm còn thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến huyện. Tại các trạm này, cán bộ, nhân viên thường xuyên cập nhật kiến thức y khoa, các kỹ thuật trong khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh nên chất lượng chuyên môn được đảm bảo và không ngừng được nâng lên. Đồng thời, góp phần cắt giảm chi phí cho người dân, tạo được niềm tin trong Nhân dân về công tác chăm sóc sức khỏe tại tuyến cơ sở.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.