Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh: Nên hay không?

PV - 08:39, 03/11/2017

Sau 3 năm triển khai thí điểm, các địa phương cho biết, trẻ được làm quen với tiếng Anh có xu hướng tự tin, nhạy bén hơn.

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết đánh giá 3 năm triển khai thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh.

Ngày 18/3/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Sau 3 năm triển khai thí điểm, các địa phương cho biết, trẻ được làm quen với tiếng Anh có xu hướng tự tin hơn, nhạy bén hơn trong phát triển ngôn ngữ. Trẻ mạnh dạn đặt câu hỏi nhiều hơn, tìm từ và trả lời nhanh hơn, giao tiếp mạch lạc.

cho tre mam non lam quen voi tieng anh hinh 1
Một số địa phương cho biết trẻ em làm quen sớm với Tiếng Anh có xu hướng tự tin hơn. (Ảnh minh họa)

Phần lớn các bậc cha mẹ không tiếc kinh phí để đầu tư cho con được làm quen với tiếng Anh từ sớm, với mong muốn tạo tiền đề để sau này trẻ học tập tốt hơn, hòa nhập tốt hơn trong môi trường toàn cầu hóa.

Đến năm học 2016-2017, việc triển khai chương trình cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh đã được thực hiện không chỉ ở các thành phố lớn mà còn diễn ra ở một số tỉnh miền núi, giáp biên giới như: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn...

Hiện, cả nước có 41/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh, với trên 192.000 trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi tham gia. Trẻ được làm quen với tiếng Anh thông qua những chủ đề gần gũi, phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. 3 năm qua, đã có gần 3.000 giáo viên tham gia giúp trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh, trong đó có 54% giáo viên có trình độ đại học, 15% giáo viên là người nước ngoài. Các trang thiết bị mà giáo viên sử dụng để dạy trẻ làm quen với Tiếng Anh chủ yếu là máy vi tính, bảng tương tác, tranh ảnh, sách vở, đồ chơi…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn như: Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chương trình khung cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh. Đối với đội ngũ giáo viên, chưa có quy định cụ thể về việc ký hợp đồng, tuyển dụng giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên. Giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy hầu hết chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non; thiếu phòng học...

Để khắc phục những hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến bổ sung nội dung cho trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh là một trong những nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020; xây dựng cơ chế tuyển dụng hợp đồng giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non...

Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên phải tăng cường nội dung đào tạo để hỗ trợ trường mầm non và các trung tâm đảm bảo cho trẻ làm quen với Tiếng Anh có một đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn. Vấn đề tài liệu, học liệu đưa vào trong trường nên quy định như thế nào để vừa đảm bảo kiểm soát chất lượng nhưng vẫn đảm bảo tạo được sự linh hoạt chủ động của các cơ sở giáo dục mầm non./.

Theo vov.vn

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.