Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc

Hoàng Minh - 14:56, 15/12/2022

Vừa qua, tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề: "Triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc".

Các đơn vị ký biên bản thỏa thuận phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng núi phía bắc.
Các đơn vị ký biên bản thỏa thuận phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng núi phía bắc.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngày 25/3/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Sau đó, ngày 3/8/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng vùng nguyên liệu và Đề án khuyến nông cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025.

Đề án đã triển khai thành lập 26 tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm tại 13 tỉnh thuộc 5 vùng nguyên liệu gồm: Vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La); vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ duyên hải miền Trung (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế); vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum); vùng nguyên liệu lúa gạo Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang, An Giang); vùng nguyên liệu cây ăn quả Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An).

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hòa Bình đã thành lập được 2 tổ khuyến nông cộng đồng với 10 thành viên; tỉnh Sơn La thành lập được 2 tổ khuyến nông cộng đồng với 14 thành viên cùng với quy chế hoạt động theo kèm. Các tổ khuyến nông cộng đồng bước đầu đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả thông qua việc hỗ trợ người dân chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; hỗ trợ, tư vấn phát triển HTX nông nghiệp; hỗ trợ, tư vấn thị trường và liên kết chuỗi giá trị; tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích những khó khăn trong thực hiện Đề án như: Do mới được thành lập và đi vào hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ. Một số đại biểu kiến nghị các nội dung như: cần có cơ chế chính sách cụ thể cho tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng như kiến thức về hợp tác xã, về thị trường và liên kết sản xuất, các kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc...

Kết luận tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh nêu rõ, thời gian tới, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc cần tập trung đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến có quy mô, nâng cao sản phẩm chế biến; nâng cao vai trò của các đơn vị quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm; liên kết sản xuất, tiêu thụ chặt chẽ hơn; thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất, thu mua xuất khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm...

Trong khuôn khổ hội thảo, các tổ khuyến nông cộng đồng; hợp tác xã trong vùng nguyên liệu cây ăn quả và Công ty Doveco đã ký kết biên bản hợp tác ba bên về phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng núi phía Bắc.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Không chỉ làm cho địa danh Hương Khê (Hà Tĩnh) trở nên nổi tiếng, loài bưởi Phúc Trạch cũng mang lại sự giàu có, phồn thịnh cho người dân ở địa phương. Để thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” tiếp tục phát triển ổn định và vươn xa, mang lại nhiều cơ hội tăng nguồn thu nhập cho người dân, huyện Hương Khê và người trông bưởi đã thực hiện nhiều giải pháp để quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch.