Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Trồng chuối Laba xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

PV - 15:18, 24/09/2018

Tháng 7 năm 2018, lô chuối Laba đầu tiên của người dân xã Ðạ K’Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) được xuất sang Nhật Bản với số lượng 8 tấn, mở ra cơ hội mới nhiều tiềm năng cho thương hiệu chuối nổi tiếng lâu nay.

chuối Laba Sản phẩm chuối Laba được nông dân Việt Nam trồng để xuất qua Nhật Bản. Ảnh TL

Chúng tôi đến thăm vườn chuối của gia đình anh Nguyễn Huy Phương, ở thôn Đạ Mun, xã Đạ K’Nàng trong những ngày cuối tháng 8/2018. Đứng giữa vườn chuối Laba ngút ngàn, anh Phương chia sẻ: Trước đây, gia đình anh chủ yếu trồng cà phê. Nhưng sau nhiều năm cà phê mất mùa và giá cả bấp bênh, từ tháng 4/2017, anh quyết định cùng 3 hộ khác chuyển đổi 5ha trồng cà phê sang trồng chuối Laba với số lượng 10.000 cây. Theo anh Phương, trồng chuối Laba có ưu điểm nhanh cho thu hoạch. Thời gian từ lúc trồng tới ra buồng khoảng 8 tháng, từ lúc ra buồng đến thu hoạch khoảng 4 tháng nữa, tổng cộng 12 tháng là có thể thu chính vụ.

Việc chăm sóc loại chuối Laba cũng rất thuận lợi, mỗi tuần anh tưới 1 lần, vào mùa khô thì mỗi tuần tưới 2 lần. Trung bình một gốc chuối bón 20kg phân chuồng, bỏ 1 tấn NPK/ha, 3 tháng xịt thuốc bảo vệ thực vật 1 lần, thuốc trừ sâu sinh học, không gây độc hại, vừa an toàn lại nhanh phân hủy.

Anh chia sẻ, thời điểm cây chuối Laba trổ buồng rất cần nước nên chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ để quả phát triển tốt. Vào mùa mưa (từ tháng 5-11 dương lịch) chú ý thoát nước tốt cho vườn ở những chân đất thấp để hạn chế ngập úng.

Sau khi trồng 6 tháng có thể tiến hành để chồi cho vụ sau. Nên chọn những chồi con mập khỏe, đều nhau, cao dưới 1m, mọc cách xa cây mẹ 20cm và cùng hàng với cây mẹ. Mỗi bụi chuối chỉ nên để 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau từ 4-5 tháng. Khi buồng chuối lớn thì dùng cây có chạng chữ V để chống, tránh tình trạng gãy, đổ do buồng quá nặng.

chuối Laba

Anh Nguyễn Huy Phương thông tin thêm: “Quá trình mình chăm bón cây chuối phải tuân theo công thức của bên Nhật Bản, tức là mình làm theo đúng yêu cầu của họ: bón vi sinh của Nhật Bản, công nghệ cao”.

Anh Phương cho biết: Mặc dù, trồng chuối xuất sang Nhật Bản có kỳ công hơn một chút so với trồng theo phương pháp truyền thống, nhưng đầu ra ổn định, giá bán từ 8.000-9.000 đồng/kg. Ước tính 1ha sẽ thu được từ 500-600 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí, lãi ròng còn khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Tới đây, gia đình anh Phương đang có kế hoạch nhân rộng diện tích trồng chuối Laba lên khoảng 20ha để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Vừa qua, 8 tấn chuối của gia đình anh Phương được xuất sang thị trường Nhật Bản. Đây là tín hiệu đáng mừng vì lần đầu tiên trên địa bàn huyện Đam Rông có sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản. Việc trồng chuối Laba xuất khẩu mở ra một hướng đi mới trong công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân ở Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Bá Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông, chia sẻ: Mô hình trồng chuối của gia đình anh Nguyễn Huy Phương là mô hình khởi điểm của xã Đạ K’Nàng về trồng chuối. Tới đây, sau khi đánh giá, khảo sát nếu mô hình này thành công, chúng tôi sẽ khuyến khích nhân rộng ra toàn xã để giúp cho người dân địa phương phát triển cây chuối, xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, việc trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phải đảm bảo đúng quy trình chặt chẽ nên cán bộ khuyến nông xã Đạ K’Nàng khuyến cáo, người dân không nên trồng ồ ạt mà phải trồng theo quy hoạch. Nhất là liên kết các hộ dân có nhu cầu trồng chuối để vào Hợp tác xã chuối Laba Phú Sơn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) nhằm đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm.

VĂN TÂM

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.