Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Truyền thông lồng ghép để nâng cao chất lượng dân số

PV - 09:33, 05/06/2019

Năm 2019, Quỳ Hợp vinh dự là địa phương miền núi được Ban Chỉ đạo công tác dân số tỉnh, Sở Y tế Nghệ An chọn làm điểm phối hợp tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình (SKSS-KHHGĐ) và nâng cao chất lượng dân số năm 2019. Sau một tháng triển khai công tác này, trên địa bàn huyện Qùy Hợp đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Chị em phụ nữ dân tộc Thái tiếp cận thông tin trong tờ rơi tuyên truyền về dân số.  Chị em phụ nữ dân tộc Thái tiếp cận thông tin trong tờ rơi tuyên truyền về dân số. 

Châu Lý là xã đông dân cư với 1.518 hộ, 6.813 nhân khẩu, phân bố trên 15 xóm bản, tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái chiếm đến 89%. Điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng chênh lệnh giới tính khá cao (119,5 bé trai/100 bé gái). Trước thực trạng đó, đội ngũ cộng tác viên dân số KHHGĐ xã đã nỗ lực cố gắng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chính sách về dân số KHHGĐ. Năm 2018 và quý I năm 2019, toàn xã có 14 trường hợp sinh con thứ 3; có 5 xóm, bản trong 2 năm đến 5 liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên. Có được kết quả đó, xã Châu Lý đã có nhiều giải pháp như tuyên truyền, vận động, ký cam kết không vi phạm chính sách dân số, thực hiện cung cấp các biện pháp tránh thai đạt 83%.

Năm nay, xã Châu Lý được tỉnh chọn làm điểm ra quân Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số. Dịp này, tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng để mời các bác sĩ đầu ngành về Trạm Y tế xã Châu Lý khám, điều trị cho 300 đối tượng. Chị Vi Thị Xoan, viên chức dân số xã Châu Lý chia sẻ: “Được đội ngũ y bác sĩ ở tỉnh, chuyên gia đầu ngành về địa phương thăm khám cho chị em, mọi người rất tin tưởng và phấn khởi”.

Bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cho hay: “Năm nay, Ban Chỉ đạo chiến dịch dân số KHHGĐ của huyện Qùy Hợp đã đồng loạt triển khai xuống Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện đi thăm khám được dễ dàng hơn”.

Các y bác sĩ thăm khám cho bà con Nhân dân tại Trạm Y tế xã Châu Lý. Các y bác sĩ thăm khám cho bà con Nhân dân tại Trạm Y tế xã Châu Lý.

Ông Nguyễn Bá Tân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An thông tin: Từ thực tế Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn, đứng thứ 4 cả nước. Mật độ dân số cao, mức sinh cao (hơn 2,76 con) và vẫn tiếp tục tăng, nằm trong tốp 7 tỉnh có mức sinh cao nhất cả nước. Trong năm 2018, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng đột biến ở hầu hết các huyện, thành, thị. Vì vậy, chiến dịch hằng năm là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch về dân số và phát triển. “Riêng Qùy Hợp là một huyện miền núi nhưng trong những năm qua luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu về dân số. Trong đó Châu Lý là xã vùng sâu, vùng xa của huyện đã có nhiều tiến bộ trong công tác dân số”, ông Tân cho biết thêm.

Với nhiều giải pháp trong công tác chăm sóc SKSS-KHHGĐ, việc triển khai Chiến dịch năm nay tại Quỳ Hợp không chỉ tập trung vào vấn đề cung cấp các biện pháp tránh thai KHHGĐ mà còn chú trọng đến việc cung cấp chất lượng dịch vụ cho chị em phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc.

QUANG PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.