Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Truyền thông và an toàn thực phẩm

PV - 10:08, 13/04/2018

Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là một chủ đề nóng, thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận. Vì vậy, việc tăng cường truyền thông tới cộng đồng xã hội về lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, với cách truyền thông ATTP hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế, thậm chí khiến người dân không khỏi hoang mang.

“Nhiễu” thông tin

Ông Trần Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phản ánh, thời gian vừa qua các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường thông tin về vệ sinh ATTP đã góp phần giúp cho lĩnh vực này được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên hiện nay, cơ cấu thông tin tiêu cực về thực phẩm quá nhiều khiến dư luận không khỏi hoang mang. Theo thống kê không đầy đủ, hiện nay lượng thông tin về thực phẩm bẩn chiếm khoảng 70-80% thông tin chung về thực phẩm. Trong khi đó, thông tin tuyên truyền về pháp luật đảm bảo ATTP cùng các chỉ dẫn thực phẩm sạch không nhiều.

Người dân ở miền núi cũng cần thay đổi hành vi tiêu thụ thực phẩm. Người dân ở miền núi cũng cần thay đổi hành vi tiêu thụ thực phẩm.

 

Trên thực tế, hiện nay một bộ phận báo chí thông tin thiếu trung thực khách quan về vệ sinh ATTP. Ví dụ, năm 2016 một cơ quan báo chí Trung ương phát sóng phóng sự “cây chổi quét rau”, phản ánh tình trạng người dân xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa sản xuất rau bẩn. Theo đó, người trồng rau cho rằng: “Rau mà non người ta không dám ăn. Nên bây giờ phải quét để giả sâu ăn. Quét xong khoảng 2-3 hôm sau mới thu hoạch cho giống sâu ăn thật!”.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, khi thực hiện phóng sự này, phóng viên đã dàn dựng nhờ một người mang chổi ra đồng quét và nói là quét để quay cảnh rau sạch. Sau khi phóng sự được phát, rau của người dân trồng ra không ai mua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bà con.

Hay như trước đó, báo chí thông tin về gạo giả trên thị trường hay thịt lợn có chất tạo nạc và chất cấm vượt ngưỡng cho phép quá nhiều lần. Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng vào cuộc đã xác minh thông tin trên là chưa chính xác. Riêng thông tin sai về thịt lợn tạo nạc vượt mức cho phép đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi cả nước khoảng 3.000 tỷ đồng.

“Có thể nói với cách truyền thông như hiện nay đang khiến cho dư luận hết sức hoang mang. Người dân rất khó phân biệt được đâu là thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn. Từ đó, tạo ra vấn đề trầm trọng hơn là “khủng hoảng niềm tin” về ATTP. Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng đã có tâm lý buông xuôi cho rằng, thực phẩm nào cũng bẩn và nhắm mắt làm ngơ”, ông Trần Ngọc Thanh nhấn mạnh.

Cần một định hướng chính xác

Có thể nhìn nhận rằng, đích đến truyền thông chính xác về vệ sinh ATTP là, vừa phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, vừa khuyến khích được người sản xuất sạch từ khâu nuôi trồng, chế biến đến kinh doanh. Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP đưa ra khuyến cáo, trước hết, các cơ quan truyền thông cần tuyên truyền cho người dân về pháp luật vệ sinh ATTP. Cũng như những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phân biệt thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn. Đây được ví như cây gậy xuyên suốt giúp người dân có thể đứng vững trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Vấn đề của truyền thông cũng cần phải hướng tới thay đổi 4 cấp độ, gồm nhận thức, thái độ, niềm tin và hành vi. Tuy nhiên, hiện nay truyền thông mới chỉ dừng lại ở cấp độ 2 là thay đổi được thái độ của người dân. Thời gian tới, truyền thông phải góp phần thay đổi cả niềm tin từ đó dẫn đến sự thay đổi về hành vi của các đối tượng trong vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP.

Với người tiêu dùng phải giúp họ thay đổi hành vi không mua các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thậm chí tẩy chay các loại thực phẩm này. Thay vào đó, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua các loại thực phẩm sạch rõ nguồn gốc trong các trung tâm đảm bảo. Đối với người sản xuất phải thay đổi được hành vi sản xuất, đảm bảo an toàn, kiên quyết không sản xuất các thực phẩm độc hại.

Để đảm bảo thông tin không bị nhiễu, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục ATTP cho rằng, truyền thông nên áp dụng cả hình thức tư vấn trực tiếp thông qua các chuyên gia về vệ sinh ATTP. Các chuyên gia này có thể trả lời, tư vấn trực tiếp, trung thực về vấn đề thực phẩm giúp thông tin được định hướng chính xác hơn.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.