Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Từ 7h30 ngày 5/9/2022, Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng trực tiếp gọn nhẹ

T.Hợp - 17:55, 26/08/2022

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Công văn số 2475/SGDĐT-VP gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường trên địa bàn thành phố về việc tổ chức Lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022- 2023. Theo đó, Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội vào sáng thứ hai 5/9/2022.

Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng trực tiếp gọn nhẹ. Ảnh minh họa
Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng trực tiếp gọn nhẹ. Ảnh minh họa

Để tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới và các hoạt động đầu năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các các cơ sở giáo dục rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Đồng thời rà soát cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm khuôn viên cảnh quan môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các nhà trường thông tin rộng rãi đến học sinh và cha mẹ học sinh về biên chế lớp học, kế hoạch dạy học và các chương trình giáo dục của nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh, cha, mẹ học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với học sinh đầu cấp.

Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 được tổ chức thống nhất trên địa bàn TP, bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng thứ hai ngày 5/9/2022.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. Sau khai giảng, các trường cần duy trì nền nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng.

Đối với cấp học mầm non, các nhà trường tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút.

Từ 7h30 ngày 5/9/2022, Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng trực tiếp gọn nhẹ 1

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học, thời gian từ 8h45 đến 9h30 ngày 5/9/2022. Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Sở GD&ĐT cũng đề nghị các trường thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ GD&ĐT về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên; theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh; nhà trường có thể cung cấp mẫu để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh; đặc biệt không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.

Tại công văn cũng có những quy định cụ thể về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và y tế trường học cũng nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sư phạm trường, lớp và các hoạt động khác để học sinh và thầy cô hứng khởi, sẵn sàng điều kiện, tinh thần bước vào năm học mới.

Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng chưa từng có trong lịch sử, lễ khai giảng năm học 2021-2022 chung cho toàn thành phố. Buổi lễ được tổ chức tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm và được phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội từ 7h30 đến 8h30 ngày 5/9/2021 để học sinh, giáo viên và phụ huynh cùng theo dõi./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.