Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Từ vụ việc bé mầm non bị bỏ quên trên xe đưa đón: Cần lên tiếng và hành động

Hương Trà - 07:03, 31/05/2024

Đã không có phép màu nào xảy ra tại phòng cấp cứu khi bé H. được đưa tới sau hơn 10 tiếng đồng hồ bị bỏ quên trên chiếc xe đưa đón học sinh ở Trường mầm non Hồng Nhung (xã Phú Xuân, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Cái chết tức tưởi và quá oan uổng của cháu bé 5 tuổi để lại bao đau xót. Cần hành động, rà soát lại hệ thống pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non, đến đối tượng trẻ mầm non, để làm sao sự việc thương tâm như vậy không tái diễn.


Hiện trường chiếc xe ô tô - nơi xảy ra vụ việc
Hiện trường chiếc xe ô tô - nơi xảy ra vụ việc

Liên quan vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường dẫn đến tử vong, cơ quan Công an tỉnh Thái Bình thông tin, khi vào lớp, giáo viên có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi.

Quản lý phát hiện vắng bé H., tuy nhiên, cả người quản lý lẫn cô giáo đứng lớp đã không kiểm tra và không thông báo cho gia đình. Đến khoảng 17h cùng ngày, anh T.Đ.A (trú tại xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư) - là cậu ruột của bé H. đến đón và không thấy bé H. Anh A. và mọi người đi tìm, phát hiện H. bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường. Cháu bé đã tử vong, sau nhiều giờ bị bỏ quên trên xe, trong thời tiết nắng nóng. Khoảng 18h cùng ngày, Công an TP. Thái Bình tiếp nhận tin báo của anh T.Đ.A về việc cháu H. tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón.

Chuyện đau lòng tương tự từng xảy ra 5 năm trước tại trường Gateway, Hà Nội khiến một em bé 6 tuổi tử vong. Sau vụ án rúng động đó, cứ nghĩ rằng không một trường nào có dịch vụ đưa đón học sinh, không tài xế nào làm nhiệm vụ này còn dám bỏ qua quy trình kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo bi kịch không lặp lại. Vậy mà thi thoảng vẫn có đứa trẻ bị bỏ quên trên xe, và đứa trẻ hôm qua đã không còn cơ hội sống khi bị nhốt trong cái hộp sắt ngột ngạt ấy dưới cái nóng oi bức đến nỗi người lớn ở trong nhà còn thấy mệt lả và khó thở.

Là do những người liên quan không thực hiện quy trình tránh bỏ sót trẻ, hay Trường mầm non Hồng Nhung không có quy trình này? Vụ án đã được khởi tố và Cảnh sát sẽ điều tra sự thật. Nhưng bé H. đã ra đi mãi mãi. Chính sự tắc trách, cẩu thả, vô trách nhiệm đến mức vô cảm của một số người lớn đã dẫn đến bi kịch này.

Đây là lỗi dây chuyền, là sự vô trách nhiệm của cả hệ thống, khi mà cả mấy khâu đều bỏ qua các quy tắc kiểm soát. Để không còn cái chết đau lòng nào tương tự xảy ra nữa, khẩn thiết mong các cơ quan điều tra, xét xử sớm đưa ra một kết luận, một bản án xác đáng cho những kẻ có tội trong tai họa của cháu H.

Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 30/5, các đại biểu bày tỏ đau xót trước sự việc bé trai 5 tuổi tử vong sau 11 tiếng bị bỏ quên trên xe đưa đón tại Thái Bình.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, đây là sự việc rất đau buồn, càng đau buồn hơn nữa khi chúng ta đang hướng đến ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em. Bà Nga cho rằng, sự việc này xảy ra do sự tắc trách của người lớn. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, trong thời gian học sinh đến trường thì bất kỳ sự việc nào xảy ra đối với học sinh trách nhiệm đầu tiên là của nhà trường, bởi đây là nơi quản lý học sinh trong điểm đó. Đại biểu cũng chỉ ra sự liên lạc thiếu chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên khi kiểm học sinh thấy học sinh nghỉ học không có lý do thì phải tìm cách liên lạc với phụ huynh.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên - Huế) nhận định, trách nhiệm trước hết là của người đưa đón, nói cách khác là nhà trường. Nhận định tình trạng bỏ sót trẻ trên xe đưa đón là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ với xã hội, đại biểu Sửu cho rằng cần hành động, rà soát lại hệ thống pháp luật liên quan đến giáo dục mầm non, đến đối tượng trẻ mầm non, để làm sao sự việc thương tâm như vậy không tái diễn. Đồng thời, cơ quan chức năng phải có những hình phạt thích đáng, xử lý thích đáng.

Ở góc độ lập pháp, đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng liên quan đến giáo dục mầm non cần rà soát, cần có những chế định mới, quyết định chặt chẽ hơn trong công tác quản lý giáo dục, bồi dưỡng, chăm sóc trẻ bậc mầm non.


Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.