Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

PV - 17:19, 07/10/2022

Ngày 7/10, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. (Ảnh: Việt Hòa)
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh. (Ảnh: Việt Hòa)

Tại điểm cầu UBND tỉnh, dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025; Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

Tại điểm cầu các huyện, thành phố, dự Hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, thành phố, các thành viên của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Dự tại điểm cầu phường Nông Tiến (Tp. Tuyên Quang) có cán bộ chủ chốt, Người có uy tín thuộc 120 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn toàn tỉnh.

Tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Thế Giang báo cáo kết quả công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện Chương trình. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã khẩn trương ban hành các văn bản để chỉ đạo các sở, ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ; kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG để điều hành, triển khai Chương trình. Các cơ quan được giao nhiệm vụ đã chủ động thực hiện rà soát, tổng hợp nhu cầu để ban hành Đề án, Kế hoạch triển khai thực hiện, bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, phù hợp với nguồn vốn Trung ương đã phân bổ cho tỉnh.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 428/QĐ-UBND ngày 1/7/2022 về giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương trên 1.819 tỷ đồng. Năm 2022, tổng nguồn vốn đã được phân bổ gần 521,4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương trên 496,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương gần 24,9 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyến Thế Giang chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Việt Hòa)
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyến Thế Giang chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Việt Hòa)

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, tập trung vào các nội dung: Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình; đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung để sát với điều kiện thực tiễn của địa phương; các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn được giao năm 2022.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Tuyên Quang ghi nhận nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện. Mục tiêu chương trình lớn, khối lượng công việc rất nhiều, thời gian gấp rút nên đòi hỏi trách nhiệm rất cao của cả hệ thống chính trị trong quá trình triển khai thực hiện. Đến ngày 15/10/2022, 100% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh phải hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Chương trình MTQG; trước ngày 30/10 phải thống nhất các nội dung, báo cáo HĐND tỉnh.

Đến ngày 31/10, những dự án, tiểu dự án còn vướng mắc thì chờ chỉ đạo của UBND tỉnh, nếu không vướng đủ điều kiện triển khai thực hiện ngay. Các cơ quan cấp tỉnh phải trách nhiệm, chủ động xây dựng thể chế, văn bản hướng dẫn triển khai, tạo điều kiện thuận lợi, không tạo nên thủ tục hành chính, vướng mắc cho cấp huyện, xã trong tổ chức thực hiện. Từ tỉnh đến cơ sở phải đảm bảo phân cấp triệt để, bảo đảm không chồng chéo, không đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình. Đặc biệt, các ngành, địa phương tăng cường phối hợp, chú trọng tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư Chương trình năm 2022.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, cấp huyện, xã đẩy mạnh, tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS đối với thực hiện Chương trình. UBND các huyện, thành phố tăng cường hướng dẫn chuyên môn cho cấp xã. Đối với xã không đủ năng lực làm chủ đầu tư thì cấp huyện khẩn trương giao nhiệm vụ cho phòng chuyên môn làm chủ đầu tư nhằm bảo đảm tiến độ cho các công trình cơ sở hạ tầng. Cấp xã cần phải chủ động hơn nữa trong triển khai thực hiện, vận dụng vai trò của Người có uy tín, cốt cán để tuyên truyền, vận động thực hiện các dự án; thành lập Ban Quản lý, Ban Giám sát cộng đồng tại thôn, xóm để giám sát nguồn vốn Nhà nước bảo đảm được sử dụng hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.