Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển của vùng đồng bào DTTS

Hiếu Anh - 09:28, 04/03/2020

Trong thời kỳ hội nhập, cùng với phụ nữ trên địa bàn cả nước, nhiều phụ nữ trẻ dân tộc thiểu số rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tại Đại hội đại biểu các DTTS ở các địa phương được tổ chức năm 2019 vừa qua, đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của đại biểu nữ dân tộc Mông về vai trò của phụ nữ DTTS trong sự phát triển của vùng DTTS và miền núi.

Chị Cứ Thị Vang tự tin khi trả lời báo chí.
Chị Cứ Thị Vang tự tin khi trả lời báo chí

Chị Cứ Thị Vang, 30 tuổi, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu (Yên Bái).

Trước đây, đồng bào người Mông quan niệm con gái là phải biết đi sau cái đuôi ngựa của chồng, biết làm việc nhà, làm nương, làm ruộng bậc thang. Vì thế, suốt một thời gian dài, tổ chức Hội Phụ nữ ở vùng đồng bào Mông luôn trong tình trạng “khan hiếm” cán bộ.

Thế nhưng những năm gần đây, với sự tác động của chính sách giáo dục, nhiều phụ nữ người Mông ở xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu đã tích cực đi học. “Ánh sáng” của con chữ, giúp họ vươn lên làm chủ bản thân và tích cực hoạt động xã hội.

Chị Cứ Thị Vang, năm nay mới 30 tuổi nhưng là người rất có tiếng nói không chỉ với phụ nữ trẻ, mà cả với những già làng, trưởng bản trong xã. “Muốn nói cho người dân làm theo, bản thân mình luôn tiên phong đi đầu”, chị Vang chia sẻ.

Bản thân chị cùng Hội Phụ nữ phối hợp nhiều hội viên vươn lên phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng. Ở địa bàn của chị có thác nước thiên nhiên đẹp nguyên sơ là Háng Đề Chơ và suối khoáng nóng nên rất hấp dẫn du khách. Thời gian qua, chị em trong Hội Phụ nữ luôn vận động nhau sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, chuẩn bị những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc, giữ tinh thần thân thiện. Đây là những giá trị cốt lõi trước khi người dân tiến hành kinh doanh mặt hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm hay dịch vụ lưu trú.

Với cách làm này, khách du lịch đến với Làng Nhì ngày càng đông. Do đó, người dân tăng thêm nguồn thu nhập và có cơ hội mở rộng giao lưu văn hóa. Nhờ vậy, mà Hội Phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội.

Cô giáo Phàng Thị Xua, 26 tuổi, Trường Mầm non Tân Xuân, huyện Vân Hồ (Sơn La).

Là người con gái dân tộc Mông sinh ra và lớn lên ở xã Chiềng Tương, huyện Yên Sơn, ngay từ nhỏ, Xua đã ước mơ làm một cái gì đó cho cộng đồng của mình. Sau này, lớn lên Xua đi học cô giáo mầm non và được phân công về điểm trường Quần Mốc xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ (Sơn La).

Xã Tân Xuân cách nhà Xua hơn 100 cây số. Thế nhưng đó chưa phải là khó khăn nhất. Từ trung tâm xã đến điểm trường, Xua tiếp tục leo bộ nguyên nửa ngày đường.

Vì là người Mông nên Xua không gặp trở ngại gì trong việc giao tiếp với phụ huynh và học sinh nơi đây. Nhưng rào cản lớn nhất mà Xua gặp phải chính là tâm lý e ngại đến trường của học sinh. Bằng tấm chân tình và hình ảnh sống động của chính mình. Xua đã nói cho bà con hiểu cái khổ, cái thiệt thòi của việc không được cắp sách đến trường.

Đồng thời, Xua cũng thành thực kể cho đồng bào nghe niềm hạnh phúc, giá trị của con chữ, đó là sự hiểu biết, lòng tự trọng của bản thân và sự trọng thị của xã hội. Bằng cách nói chuyện truyền cảm hứng nên lớp học của Xua có tới 30 học sinh ghép 2 lớp 3 tuổi và 5 tuổi nhưng chẳng mấy khi các cháu nghỉ học. 

Tin cùng chuyên mục
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.