Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Hồng Phúc - 17:45, 28/10/2024

Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.

Bài - Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội
Những video định hướng ngành học, nghề nghiệp thu hút đông đảo lương tác trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

“Top 5 ngành đại học vô dụng nhất”, “5 ngành học cực phí tiền”, “3 bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam” hay có những video chỉ thẳng tên các trường đại học có bằng vô dụng nhất. Chỉ cần tìm kiếm những từ khoá này sẽ ra hàng loạt video tương tự. Trích từ 1 video này nhận được 66,1 nghìn lượt thích và gần 300 lượt cmt, gần 1.500 lượt chia sẻ trên tiktok, “3 loại ngành quá rủi ro để học”, tiktoker này nói: “Ngành học vừa khó vừa mất quá nhiều thời gian như Y; học Y mất gần 10 năm, nhỡ học xong không thích làm bác sĩ thì sao?”.

Việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công và định hướng tương lai của thanh niên, bởi nghề nghiệp ta đã chọn có thể đòi hỏi ta phải gắn bó suốt đời, mọi vấn đề đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của ta đều có thể bị nghề nghiệp tác động ít nhiều. 

Muốn đưa ra một kết luận về ngành học nào đó, phải có điều tra, khảo sát xã hội học đối với người lao động, với nơi tuyển dụng, nhà tuyển dụng, nơi đào tạo… chứ không đơn thuần chỉ là những ý kiến kiểu "hot trend" trên mạng xã hội như hiện tại.

Internet, mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích, nhưng cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến tâm sinh lý và hành vi của thanh thiếu niên, đặc biệt là các thông tin sai sự thật được bọc lót tinh vi qua ngôn ngữ, rất khó phân biệt được.

Điều đáng lo ngại là những video, hình ảnh, nội dung sai lệch, giật gân lại thu hút nhiều người xem và chia sẻ. Điểm chung của những nội dung này là đều đến từ những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với hàng trăm nghìn người theo dõi, hầu hết những người là thanh, thiếu niên. 

Với độ tuổi và nhận thức non trẻ, chưa đầy đủ, khi tiếp nhận những thông tin sai lệch trên, người trẻ sẽ càng hoang mang, lo lắng hơn, nguy hại là nếu hàng loạt thông tin này tác động, dẫn dắt dần dần khiến họ có thể dễ hiểu lầm, dẫn đến chọn sai ngành học, nghề nghiệp của bản thân. Đặc biệt là với các em học sinh DTTS, nông thôn, vốn dĩ không nhiều trải nghiệm như học sinh ở các thành phố lớn. 

Việc tìm ra giải pháp để giúp thanh niên tăng cường “sức đề kháng” trước các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu. Mỗi người trẻ dùng mạng xã hội phải tỉnh táo, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phải luôn tỉnh táo để nhận diện những thông tin “có vẻ” đúng nhưng bản chất lại xuyên tạc sự thật, méo mó, sai lệch. Với những gì chưa hiểu rõ, cần hỏi cha mẹ, thầy cô, những người có kinh nghiệm.

Với độ tuổi và nhận thức non trẻ, chưa đầy đủ, khi tiếp nhận những thông tin sai lệch trên, người trẻ sẽ càng hoang mang, lo lắng hơn. ẢNh minh hoạ
Với độ tuổi và nhận thức non trẻ, chưa đầy đủ, khi tiếp nhận những thông tin sai lệch trên, người trẻ sẽ càng hoang mang, lo lắng hơn. ẢNh minh hoạ

Thay vì thụ động chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, mỗi bậc phụ huynh cũng phải có trách nhiệm định hướng, tư vấn cho con về ngành học, nghề nghiệp, quan trọng hơn, là phải can thiệp kịp thời để con mình không bị ảnh hưởng tiêu cực, bởi các thông tin xấu độc trong việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp. Trên thực tế, chúng ta cũng không thiếu những diễn đàn tư vấn ngành học, nghề nghiệp. Cha mẹ cần hướng dẫn con, nên đọc, nghe thông tin ở đâu, hỏi ai, hỏi như thế nào.

Tiến sĩ Hà Thanh Vân, Viện Khoa học Văn hóa và giáo dục - Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam chia sẻ, người trẻ cần phải có định hướng nghề nghiệp trước khi học, cụ thể là định hướng ngành nghề để không có tấm bằng "vô dụng". 

Sự định hướng nghề nghiệp này dựa trên các yếu tố: khả năng (năng lực, điểm số khi ứng tuyển vào đại học) và sở thích của bản thân để quyết định xem chọn nghề gì là phù hợp với mình. Học một nghề mà bản thân mình có sự say mê, có khả năng học tốt thì sẽ là ưu thế cho mình khi ra trường, đặc biệt là với tấm bằng đại học loại khá, giỏi. 

Ngoài ra còn phải xem thử trường đại học và ngành mình học nữa. Trường dạy như thế nào, có uy tín, có chất lượng không, ngành học của mình có phải là ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao không thì sẽ dễ xin việc hơn.

Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, sẽ là cơ hội cho chúng ta phát triển, có được sự say mê, nhiệt huyết với công việc, ngược lại nếu phải chọn nghề quá khả năng hoặc sai nghề sẽ dễ dẫn đến chán nản, công việc trở thành gánh nặng, không còn hứng thú làm việc và có thể bỏ nghề.

Chính vì vậy, những thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời phải thật sáng suốt, cân nhắc kỹ càng trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho mình, đặc biệt phải cảnh giác với trào lưu hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội. 

Tin cùng chuyên mục
Điểm mới trong giao lưu văn hóa tại Trường PTDT DTNT tỉnh Bình Thuận

Điểm mới trong giao lưu văn hóa tại Trường PTDT DTNT tỉnh Bình Thuận

Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh DTTS ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, trong đợt học ngoại khóa, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) đã có buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ bằng hình thức trực tuyến với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận (PTDTNT) với chủ đề “Lễ hội văn hóa Chăm”.