Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Media

Về Ngọc Chiến để trải nghiệm miền quê cổ tích

Tuấn Ninh-Minh Anh - 08:49, 30/03/2024

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) có 100% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó, chủ yếu là người Mông, người Thái và một bộ phận nhỏ người La Ha. Ngọc Chiến còn là vùng đất được người dân và du khách ví như là “Miền quê cổ tích”, bởi nơi đây nếp sống yên bình, lưu trữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương.

 Ngọc Chiến được xem như “Miền quê cổ tích” bởi nếp sống yên bình, lưu trữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương
Ngọc Chiến được xem như “Miền quê cổ tích” bởi nếp sống yên bình, lưu trữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương

Ngọc Chiến vốn nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi khung cảnh đẹp như tranh, nép mình trong những dãy núi cao hùng vĩ. Để đến với Ngọc Chiến, các bạn có thể đi từ hướng Mù Cang Chải (chân đèo Khau Phạ), tỉnh Yên Bái; hoặc theo đường TL 106 từ TP. Sơn La vào Mường La rồi đến với vùng đất Ngọc Chiến.

Ở độ cao khoảng 1.600m so mực nước biển, Ngọc Chiến được thiên nhiên ban tặng những ưu đãi về đất đai, khí hậu, mở ra cơ hội phát triển cho vùng đất giàu tiềm năng. Vùng đất hoang sơ này được bao quanh bởi các dãy núi, mùa hè mát mẻ, mùa đông không quá lạnh.

Ngọc Chiến vốn nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi khung cảnh đẹp như tranh
Ngọc Chiến vốn nổi tiếng trong cộng đồng du lịch bởi khung cảnh đẹp như tranh

Đặc biệt, nguồn khoáng nóng tự nhiên đã hình thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách gần xa. Những ngày mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời chỉ trên dưới 10 độ C, người dân và du khách vẫn thỏa thích ngâm mình trong bể khoáng hoặc mó nước nóng giữa thiên nhiên, cảm giác thư giãn thật sâu, cơ thể được làm ấm lên từ bên trong khiến khi lên không hề bị lạnh.

Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ luôn thu hút khách du lịch
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ luôn thu hút khách du lịch


Đến đây vào tháng 3 có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp trắng tinh khôi của hoa sơn tra
Đến đây vào tháng 3 có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa sơn tra

Đến Ngọc Chiến vào mùa xuân bạn sẽ được chiêm ngưỡng mùa hoa sơn tra (táo mèo) phủ trắng núi rừng, hay mùa táo mèo đậu quả đỏ, vàng, thơm lựng. Đến, để tận hưởng không gian bao la của núi rừng, sông suối lượn quanh cánh đồng lúa vào độ chín vàng, hay những thung lũng rực rỡ sắc màu của hoa hồng, hoa cúc; được chụp ảnh cùng những phụ nữ Thái duyên dáng bên những khung cửa khắc nổi hoa văn rất đẹp, trong những ngôi nhà sàn lợp gỗ pơ-mu đã nhuốm màu xưa cũ. Rồi ai cũng trầm trồ, say đắm khi đứng dưới tán cổ thụ nghìn năm tuổi, nghe người già trong bản kể về truyền thuyết tình yêu vừa thực, vừa hư.

Những guồng nước luôn thu hút đông đảo khách du lịch khám phá, trải nghiệm
Những guồng nước luôn thu hút đông đảo khách du lịch khám phá, trải nghiệm
Không gian du lịch cộng đồng của Ngọc Chiến rất lôi cuốn du khách
Không gian du lịch cộng đồng của Ngọc Chiến rất lôi cuốn du khách
Nét ngây thơ trong sáng của trẻ em nơi đây
Nét ngây thơ trong sáng của trẻ em nơi đây

Đến với Ngọc Chiến không thể quên thưởng thức nhiều món đặc sản của người dân nơi đây như cá nướng kiểu Thái (pa pỉnh tộp), xôi nếp tan với thịt lợn hong gác bếp.... Những mô hình du lịch cộng đồng đã hình thành ở Ngọc Chiến, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị và hứa hẹn những thay đổi cho đời sống người dân bản địa. 

Món Pa pỉnh tộp-một trong những món ăn nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái ở Ngọc Chiến
Món Pa pỉnh tộp-một trong những món ăn nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái ở Ngọc Chiến
Những phụ nữ Thái duyên dáng
Phụ nữ Thái bên những món ăn truyền thống
Tin cùng chuyên mục
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.