Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Việt kiều Nguyễn Nga với Dự án bảo tồn cầu Long Biên

PV - 11:06, 22/02/2019

Giới kiến trúc, xây dựng và văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội biết đến tên kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Nga với dự án Bảo tồn, cải tạo cầu Long Biên, cũng như Ngôi nhà nghệ thuật. Mọi người trìu mến gọi nữ Việt kiều Pháp này là “Bà Nga cầu Long Biên”. Gần đây, Dự án bảo tồn cầu Long Biên đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quan tâm và chỉ đạo TP. Hà Nội tạo điều kiện cho KTS Nguyễn Nga thực hiện Dự án.

Doanh nhân-Việt Kiều Nguyễn Nga chia sẻ về ý tưởng thiết kế cầu Long Biên thành bảo tàng trên không. Doanh nhân-Việt Kiều Nguyễn Nga chia sẻ về ý tưởng thiết kế cầu Long Biên thành bảo tàng trên không.

Cầu Long Biên được công ty Daydé và Pillé khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1902… Cây cầu tượng trưng cho vẻ đẹp của các công trình kiến trúc lúc bấy giờ được kết cấu theo kiến trúc của Gustave Eiffel.

Cây cầu như một chứng nhân lịch sử suốt thời gian hơn một thế kỷ của Hà Nội từ chìm trong bom đạn khói lửa cho tới khi được hòa bình, chứng kiến niềm vui và nỗi buồn của người dân Hà Nội và đã trở thành một trong những biểu tượng trường tồn của Thủ đô. Dẫu bây giờ đã cũ và xuống cấp, cầu Long Biên vẫn đứng vững, điều đó cho thấy sức mạnh không chỉ của nó mà còn của cả Thành phố.

Sự kết dính tình yêu di sản kiến trúc văn hóa độc đáo này đã khiến một kiến trúc sư người Pháp gốc Việt nặng lòng với việc bảo tồn cây cầu Long Biên suốt chục năm qua. Đó là kiến trúc sư Nguyễn Nga, người muốn biến cây cầu thành một bảo tàng trên không hòa hợp với tổng thể các khu trưng bày sản phẩm du lịch các làng nghề truyền thống ở hai phía đầu cầu. Ý tưởng này đã được những người yêu Hà Nội, giới họa sĩ, kiến trúc rất ủng hộ, đánh giá cao tính khả thi của Dự án.

Theo ý tưởng của KTS Nguyễn Nga, sẽ có hai tầng trên cầu Long Biên, một tầng dành cho người đi bộ và một tầng khác trưng bày những di sản sống của Hà Nội kết hợp với cảnh quan của khu bãi giữa và dòng sông Hồng thành một thắng cảnh của Hà Nội.

Cầu Long Biên như một chứng tích lịch sử đối với người dân Hà Nội. Cầu Long Biên như một chứng tích lịch sử đối với người dân Hà Nội.

Không chỉ ủng hộ về ý tưởng, nhiều KTS trong nước đã bắt tay cùng KTS Nguyễn Nga để biến ý tưởng này thành hiện thực. KTS Lê Chương, Tổng Giám đốc của Trung tâm Associatees cho rằng: “Dự án này đã được thực hiện bắt đầu từ 10 năm nay. Chị cũng đã tư duy, đã suy nghĩ và bằng mọi cách tiếp cận với Chính phủ và tất cả các tổ chức để làm sao thực hiện được Dự án. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gợi ý và cho chủ chương để Dự án có thể tiếp tục được nghiên cứu. Trước mắt mở thể có một triển lãm ở Venisce trong thời gian tới”.

Cùng trong giới kiến trúc, KTS Lê Chương thông tin: “Trong dự án này, hình thức của cây cầu cơ bản được giữ nguyên. Kết cấu của cây cầu cho đến giờ phút này đã xuống cấp cho nên nó cần phải được gia cố, nhưng vẫn giữ đúng diện mạo của nó. Trong đó không gian được trở thành không gian của bảo tàng hòa hợp với không gian tuyến đi bộ của Hà Nội kết nối từ Nhà hát lớn dọc tuyến đường và kết nối với cây cầu Long Biên”.

Để biến cây cầu Long Biên thành một bảo tàng trên không, KTS Nguyễn Nga cho rằng, phải cần 3 năm để cải tạo cầu Long Biên và cần thêm 2 năm nữa để hoàn thiện thành các phòng trưng bày và bảo tàng. Đồng thời, dùng năng lượng xanh để tạo ra một quần thể 15.000m2 khai thác các dịch vụ du lịch trên cầu Long Biên và khu vực liên quan.

Hy vọng về một ngày không xa, Dự án bảo tồn cây cầu Long Biên như một bảo tàng trên không trung gắn với những phố nghề truyền thống và phố cổ sẽ là một khu di tích gắn với du lịch vô cùng độc đáo, đón bạn bè muôn phương tới đất Thăng Long-Hà Nội.

LINH NHI

Tin cùng chuyên mục
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.