Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em

PV - 14:35, 03/04/2018

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo tư vấn xây dựng pháp luật về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức mới đây. Phần lớn lao động trẻ em tại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là lao động hộ gia đình không hưởng lương.

Theo ước tính của ILO, trên thế giới hiện có khoảng 152 triệu trẻ em độ tuổi từ 5-17 tuổi là lao động trẻ em. Lao động trẻ em vẫn tập trung chủ yếu trong ngành Nông nghiệp (chiếm 70,9%). Gần 1/5 lao động trẻ em làm việc trong ngành dịch vụ (chiếm 17,1%), trong khi 11,9% lao động trẻ em làm việc trong ngành Công nghiệp.

Trẻ em lao động sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tiềm năng phát triển... Trẻ em lao động sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tiềm năng phát triển...

 

Tại Việt Nam, kết quả Điều tra quốc gia về lao động trẻ em cho thấy, hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em. Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và rất gần với tỷ lệ của khu vực. Lao động trẻ em tồn tại đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức, với khoảng 1,7 triệu trẻ em, trong số đó có đến 34% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ/tuần.

Theo ông Doãn Mậu Diệp,Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, trẻ em phải lao động sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tiềm năng phát triển và học hành, cản trở việc thụ hưởng những điều kiện tốt hơn, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Để giảm thiểu lao động trẻ em, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật và chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Ngay trong Bộ Luật Lao động cũng đã có các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, thời giờ và điều kiện làm việc đối với người chưa thành niên.

Cùng với đó, Luật Trẻ em năm 2016 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 tiếp tục có các quy định cụ thể về các hành vi nghiêm cấm bóc lột trẻ em. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, trong bối cảnh hội nhập và tham gia các hiệp định thương mại tự do thì việc thực hiện các cam kết quốc tế về lao động, trong đó có lao động trẻ em trong các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng được được quan tâm hơn. Do đó, việc giảm thiểu và tiến tới chấm dứt lao động trẻ em phải được thay đổi từ nhận thức của chính trẻ em, gia đình, cộng đồng và người sử dụng lao động.

Về vấn đề này, ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng, lao động trẻ em chủ yếu tồn tại ở khu vực kinh tế nông thôn và phi chính thức nên có thể khó phát hiện. Trong sản xuất hộ gia đình, trẻ em thường rất dễ bị tổn thương do thu nhập của bố mẹ không đủ hoặc các doanh nghiệp gia đình phi chính thức không đủ tiền thuê lao động trưởng thành nên phải để con em mình lao động không được hưởng lương.

Theo ILO, phòng chống lao động trẻ em đòi hỏi cần có các chính sách đồng bộ để hỗ trợ pháp luật quốc gia về lao động trẻ em. Đó là nền giáo dục với chất lượng tốt, bảo trợ xã hội và việc làm bền vững cho cha mẹ.

ĐTN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.