Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tăng cường giám sát và triển khai đồng bộ giáo dục nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Tào Đạt - Như Tâm - 10:03, 27/12/2024

Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.

Đào tạo nghề ngắn hạn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con có việc làm, tăng thêm thu nhập (Trong ảnh: Một tiết học của bà con tại lớp đan đát thủ công mỹ nghệ tại khóm Sân Chim, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)
Đào tạo nghề ngắn hạn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con có việc làm, tăng thêm thu nhập (Trong ảnh: Một tiết học của bà con tại lớp đan đát thủ công mỹ nghệ tại khóm Sân Chim, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)

Theo dõi sát, thường xuyên báo cáo

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào DTTS sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%; Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đồng bào chiếm rất cao, nhiều hộ phải đi lao động tại các tỉnh, thành phố lớn.

Ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu, cho biết: Từ khi được phân bổ vốn để thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, thị xã đã chủ động phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS.

“Hằng năm thị xã Vĩnh Châu được phân bổ vốn rất lớn, giúp đồng bào DTTS được giải quyết việc làm tại địa phương, nhiều lao động đi làm ăn tại các tỉnh, thành phố lớn có tay nghề và thu nhập ổn định; nhiều lao động có điều kiện hợp đồng đi lao động ở nước ngoài, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình có điều kiện tự vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Trần Văn Thanh nói.

Với vai trò là cơ quan chuyên môn, các cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu đã thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện Tiểu Dự án 3 tại địa phương, đơn vị thông qua các hình thức Hội nghị, báo cáo… Qua đó, kịp thời phát hiện vướng mắc để tham mưu, đề xuất cấp trên gỡ trong quá trình thực hiện.

“Thời gian qua, đơn vị phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản để quản lý, điều hành tổ chức thực hiện. Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao làm cơ sở để triển khai thực hiện Tiểu Dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719”, ông Trần Văn Thanh cho hay.

Tận dụng nguồn vốn đến từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, thị xã Vĩnh Châu đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Tận dụng nguồn vốn đến từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, thị xã Vĩnh Châu đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ

Báo cáo của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu cho thấy, trong giai đoạn 2021 - 2024, đơn vị đã tăng cường khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và xu hướng phát triển, quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo gắn với việc làm đào tạo. Đặc biệt, làm tốt công tác dự báo về nhu cầu sử dụng nghề của xã hội để đảm bảo cho các học viên đã qua đào tạo có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Cũng từ công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên, do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu nắm bắt được tình hình, thông tin, chủ động điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng ưu tiên dạy thực hành để nâng cao kỹ năng nghề cho người học, xây dựng giáo trình giúp người học dễ tiếp cận và tiếp thu kiến thức.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đã thiết kế các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho các nhóm lao động đặc thù. Khuyến khích tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số ngắn hạn theo hình thức thường xuyên, linh hoạt cho người lao động

Gắn đào tạo với thực hành, đào tạo theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng của doanh nghiệp là hướng đi mới cho các trường để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và cho nhu cầu doanh nghiệp nói riêng. Hợp tác với doanh nghiệp để tận dụng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để vừa giảm chi phí đầu tư, vừa gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Tăng cường hoạt động tư vấn lựa chọn nghề học, thông tin và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Có chính sách đãi ngộ và tôn vinh những người có tay nghề bậc cao, các nghệ nhân, nông dân, công nhân giỏi nghề.

Đồng thời, Tăng cường đào tạo số giáo viên còn thiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô đào tạo dạy nghề cho nông thôn hiện nay.

“Mặc dù khi triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, thế nhưng, các cấp, các ngành của thị xã Vĩnh Châu bằng cách vận dụng giải pháp đã giúp chính sách đi vào cuộc sống. Từ đó, giúp bà con DTTS có việc làm với mức thu nhập ổn định, đời sông được nâng cao”, ông Trần Văn Thanh nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách có thể thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.