Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vùng DTTS, miền núi Quảng Trị: Nhiều đổi thay tích cực

Thúy Hồng - 15:08, 11/09/2020

Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa… là những địa danh của tỉnh Quảng Trị gắn liền với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hào hùng của dân tộc. Sau chiến tranh, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, song từ sự đầu tư của các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống mới.

Bà con Bru - Vân Kiều huyện Đakrông học kỹ thuật trồng cây cà phê. (Ảnh tư liệu)
Bà con Bru - Vân Kiều huyện Đakrông học kỹ thuật trồng cây cà phê. (Ảnh tư liệu)

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững (2015 - 2019), với nguồn vốn được đầu tư hơn 627 tỷ đồng, Quảng Trị đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, an sinh xã hội… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt 20,5 triệu đồng/người/năm. Hiện cả tỉnh còn hơn 24% hộ nghèo, giảm hơn 11% so với năm 2015. Kết thúc năm 2019, toàn vùng đồng bào DTTS đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Có dịp về thăm vùng đồng bào DTTS và miền núi ở các huyện Đakrông, Hướng Hóa… mới cảm nhận hết những bước chuyển mình, thay da đổi thịt trên những mảnh đất vùng cao từng bao năm khốn khó này. Dấu ấn nổi bật là cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh cơ bản được hoàn thiện, nhất là những cây cầu mới, con đường bê tông thẳng tắp, những ngôi nhà sàn khang trang…

Đakrông là huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ, có 9/13 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong những năm qua, huyện đã nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế; xây dựng cơ sở hạ tầng… nhờ đó mà bộ mặt vùng nông thôn miền núi đã có những đổi thay rõ nét, người dân được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ thiết yếu cơ bản của xã hội, tạo việc làm, từng bước tăng thu nhập.

Huyện Hướng Hóa có 11 xã ĐBKK và 5 xã biên giới cũng đang có những thay đổi tích cực. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước 100% các xã đã có đường bê tông đến trung tâm. Đặc biệt, việc thực hiện tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đang giúp hộ nghèo có thêm nguồn lực phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương đến cuối năm 2019 giảm còn 21,3%, dự kiến cuối năm 2020 giảm còn 17,8%.

Theo bà Hoàng Thị Loan, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa, hằng năm huyện đều chỉ đạo các xã, rà soát danh sách các hộ nghèo để có kế hoạch hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ vay vốn phù hợp với nhu cầu của người dân. Đồng thời, phân công cán bộ theo dõi, giám sát, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của người dân; hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ.

Ông Lê Văn Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào các DTTS có cơ hội vươn lên thoát nghèo, tạo bước chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội.

“Để thực sự nâng cao đời sống cho bà con DTTS, xóa được đói, giảm được nghèo bền vững vẫn cần rất nhiều chính sách đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS...”.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.