Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Vườn quế cổ thụ dưới chân núi Ngọc Linh

Bảo Hân - 14:55, 17/12/2019

Ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) không chỉ nổi tiếng bởi cây sâm Ngọc Linh, địa phương này còn có hàng ngàn cây quế cổ thụ trên 100 năm tuổi. Ngoài sâm Ngọc Linh, quế Trà My cũng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và được bảo hộ thương hiệu trên toàn quốc.

Những cây quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi được người dân xã Trà Vân bảo vệ như tài sản quý của làng
Những cây quế cổ thụ hàng trăm nămtuổi được người dân xã Trà Vân bảo vệ như tài sản quý của làng.

Thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My nằm dưới chân núi “thiêng” Ngọc Linh, đây được xem là “thủ phủ” của cây quế. Nơi đây, hộ ít nhất cũng có trên một nghìn cây quế, hộ nhiều có cả chục ha. Trong đó, có những ngôi làng còn những vườn quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi, làng Ông Ní là một trong số đó. Làng Ông Ní nằm chênh vênh trên sườn núi với khoảng 40 hộ dân sinh sống. Ban ngày, cả làng vắng bóng người lớn, chỉ còn lại tiếng đánh vần của trẻ con trong lớp học trường làng. Vào dịp cận Tết, cần tiền mua sắm nên dân làng vào rừng thu hoạch vỏ quế đem bán…

Để tận mắt ngắm những cây quế cổ thụ, anh Bùi Phi Lâm, một người dân trong làng dẫn chúng tôi xuống cuối làng thăm quan vườn quế. Tại khu vườn này, cây quế to nhất có chu vi khoảng 2,5m, hai người ôm không xuể, cành lá sum suê che phủ cả một vùng rộng lớn. Chỉ vào cây quế to nhất, anh Lâm cho biết, đây là cây quế lớn nhất, già nhất trong làng. Xung quanh khu vực này cũng có hàng chục cây quế cổ thụ khác với đường kính từ 40cm đến 60cm.

“Đây là loại quế giống gốc Trà Vân, là cây rất quý, bà con không lột vỏ bán mà để vậy lấy hạt giống. Có lúc thương lái vào trả hàng chục triệu đồng nhưng cả làng nhất quyết không bán, vì cây quế đối với người dân Trà Vân rất quan trọng, là biểu tượng của sự giàu có, là nguồn sống của làng”, anh Lâm chia sẻ.

Già làng Hồ Văn Dân (thôn 2, xã Trà Vân), nhà ở gần vườn quế cho biết, ở Trà Vân, cây quế là loại đặc sản có từ lâu đời. Hiện, gia đình nào cũng đều trồng quế. Nhà ít nhất cũng hơn 500 cây, nhiều thì tới vài ha. Mỗi năm dân làng đều lột vỏ quế mang đi bán để tăng thu nhập. Nhưng với những cây quế cổ thụ, là biểu trưng của sức sống trường tồn thì vẫn được Nhân dân chăm sóc từng ngày.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, vỏ quế Trà My được xem chứa nhiều tinh dầu hơn tất cả các loại quế khác ở Việt Nam hiện nay. Trước đây, vỏ quế chủ yếu được chế biến thành quế kẹp, quế thanh, quế ống hoặc nấu tinh dầu theo cách thủ công để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Còn hiện nay, quế Trà Mi đã được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra nhiều sản phẩm công nghiệp, dược liệu: như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, rượu quế, bột quế, tăm xỉa răng từ thân quế, kẹo ngậm… Riêng ở huyện Nam Trà My có hơn 200 tiểu thương chuyên đi thu mua quế cây trong Nhân dân rồi lột vỏ phơi khô mang đi bán. Bình quân hằng năm, toàn huyện Nam Trà My bán ra bên ngoài hơn 1.000 tấn quế khô. Giá quế loại 1 hơn 50 nghìn đồng/kg.

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, toàn huyện hiện có hơn 1.500ha quế bản địa, với số lượng hơn 3 triệu cây nhưng chỉ có xã Trà Vân là gìn giữ được những vườn quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó, tập trung nhiều nhất tại thôn 2 và thôn 3. Hiện tại, địa phương đã quy hoạch 6.000ha đất lâm nghiệp để đưa vào trồng quế với mục tiêu trở thành thủ phủ quế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.