Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xây dựng Ba Chẽ trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu

Mỹ Dung - 04:08, 26/11/2023

Với tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng phù hợp với cây lâm nghiệp, huyện vùng cao Ba Chẽ đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, qua đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn.

Bí thư Huyện uỷ Ba Chẽ Vũ Thành Long (thứ hai từ phải sang) kiểm tra mô hình trồng 5ha ba kích tím dưới tán thông của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh
Bí thư Huyện uỷ Ba Chẽ Vũ Thành Long (thứ hai từ phải sang) kiểm tra mô hình trồng ba kích tím dưới tán thông của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh

Phát triển rừng gắn với công tác giảm nghèo

Huyện miền núi Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.651,3ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 56.638,2ha, chiếm 93,4%. Những năm gần đây, trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào phát triển rộng lớn trên địa bàn huyện. Rừng trồng được chăm sóc, bảo vệ tốt. Nhân dân trên địa bàn huyện có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.

Ông Triệu Cắm Thành ở thôn Làng Cổng, xã Đồn Đạc là một trong những hộ mạnh dạn chuyển 3ha trồng cây keo sang trồng cây gỗ lớn. Ông Thành chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi trồng keo lấy gỗ, nhưng được cán bộ xã giải thích về lợi ích, giá trị kinh tế của cây gỗ lớn và chính sách hỗ trợ của tỉnh, gia đình cùng với nhiều hộ dân trong thôn đã quyết định thu hẹp diện tích rừng keo chuyển sang trồng rừng gỗ lớn như lim, quế, xen với cây dược liệu cho giá trị cao cho thu nhập ổn định”.

Bình quân mỗi năm huyện ba Chẽ trồng mới được hơn 3.300ha rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 72,2%, đưa Ba Chẽ trở thành địa phương đứng đầu toàn tỉnh về công tác phát triển rừng. Cùng với đó, huyện tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm chủ lực, như ba kích tím, trà hoa vàng đều là những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, tạo nên thương hiệu của Ba Chẽ, phấn đấu trở thành một trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM, NTM nâng cao) của huyện miền núi Ba Chẽ đạt nhiều kết quả nổi bật. 7/7 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt NTM nâng cao, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, huyện đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021- 2025. 

Với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ phấn đấu, năm 2023 thu nhập bình quân đầu người ước đạt 72 triệu đồng, tăng 67,3 triệu đồng so với năm 2010. Đến nay, huyện không còn hộ nghèo, theo tiêu chí chuẩn nghèo của Trung ương.

Bà con vùng DTTS huyện Ba Chẽ từng bước thoát nghèo từ rừng
Bà con vùng DTTS huyện Ba Chẽ từng bước thoát nghèo từ rừng

Đồng thời, địa phương đã trồng mới cây dược liệu được trên 272 ha, trong đó cây trà hoa vàng 145 ha, ba kích tím hơn 49 ha, dược liệu khác là trên 78 ha. Cùng với đó, huyện Ba Chẽ duy trì và phát triển trên 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, trong đó có 5 vườn ươm quy mô doanh nghiệp, HTX và 25 vườn ươm quy mô hộ gia đình. Nhờ vậy, địa phương đã chủ động được nguồn cung ứng cây giống lim, lát, dổi để triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn và các loài cây bản địa khác.

Ông Vi Thanh Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ  cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện đã trồng được hơn 280ha rừng gỗ lớn, chủ yếu là lim, lát, dổi, 432ha cây bản địa như quế, hồi, thông và trên 72 ha cây dược liệu ba kích, trà hoa vàng, cát sâm. Hiện, Ba Chẽ chú trọng phát triển các cây lâm nghiệp có giá trị cao, cây gỗ lớn, tập trung tái tạo rừng lim, xây dựng vùng nguyên liệu gỗ gắn sản xuất với chế biến lâm sản, dược liệu.

Ngoài ra, địa phương còn phối hợp với HTX Lâm nghiệp An Việt phát triển khai thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn các xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, Đồn Đạc, với tổng số hộ tham gia là 1.003 hộ, tổng diện tích 9.488 ha.

 Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực đưa cơ giới vào đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Nhờ vậy năng suất, chất lượng sản xuất đạt cao, người dân có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được nâng cao.

Hướng đến trung tâm kinh tế lâm nghiệp, cây dược liệu

Trao đổi với lãnh đạo huyện UBND huyện Ba Chẽ được biết, địa phương đang từng bước cơ cấu lại rừng sản xuất, chuyển đổi dần các loại cây có giá trị kinh tế thấp như keo, bạch đàn sang các loài cây có giá trị kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường, dần tạo vùng nguyên liệu lớn để tập trung cho chế biến sâu như cây quế, thông..., tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao tham gia vào chuỗi giá trị trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến hết năm 2025, diện tích trồng rừng tập trung đạt trên 15.000 ha, bao gồm cả rừng gỗ lớn.

Đồng thời, tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp khuyến khích, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và người dân trồng rừng gỗ lớn, rừng cảnh quan, sinh thái theo hướng phát triển du lịch và bảo vệ môi trường như, lim, lát, dổi; các loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao như, đàn hương, sồi, thông, cùng với nhiều loài cây bản địa khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng theo Đề án khoanh vùng trồng rừng gỗ lớn. Duy trì độ che phủ rừng đến năm 2025, đạt trên 72% góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.

Người dân huyện miền núi Ba Chẽ chuyển đổi từ rừng cho giá trị thấp sang trồng cây dược liệu cho giá trị kinh tế cao
Người dân huyện miền núi Ba Chẽ chuyển đổi từ rừng cho giá trị thấp sang trồng cây dược liệu cho giá trị kinh tế cao

Theo ông Khiếu Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ, trong thời gian tới, huyện Ba Chẽ sẽ tập trung các nguồn lực thực hiện Đề án phát triển rừng trồng rừng gỗ lớn, trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện. Cùng với các cơ chế chính sách, nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, huyện sẽ tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người dân đặc biệt vùng DTTS tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn, trồng cây dược liệu..

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.