Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Xóa bỏ hệ thống Trường Dân tộc nội trú THPT: Thầy và trò đều gặp khó

PV - 10:48, 15/01/2018

Tình trạng học sinh thiếu nơi ăn chốn ở; nhà trường có cơ sở vật chất nội trú nhưng không thể cho học sinh vào ở vì không thuộc diện hỗ trợ nội trú; khó quản lý học sinh khi các em ở ngoài trường… là những khó khăn mà ngành Giáo dục ở các huyện miền núi Nghệ An đang gặp phải khi xóa bỏ hình thức Trường Dân tộc nội trú THPT.

Các em học sinh phải thuê những căn phòng trống huơ, trống hoác, chỉ kê mấy tấm ván trải chiếu để làm giường. Các em học sinh phải thuê những căn phòng trống huơ, trống hoác, chỉ kê mấy tấm ván trải chiếu để làm giường.

 

Chúng tôi đến huyện Tương Dương (Nghệ An) để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn khi xóa bỏ hình thức trường Dân tộc nội trú THPT. Theo chân các thầy cô giáo trường THPT Tương Dương 2 đến khu vực ở trọ của các em học sinh trong trường. Vì nhà xa, hoàn cảnh khó khăn, để giảm bớt chi phí 6 em thuê chung một phòng trọ để làm chỗ ăn ở, học tập.

Qua tìm hiểu, hầu hết các em thuê trọ nhà đều cách trường rất xa; thậm chí có những em ở xã Mai Sơn, Nhôn Mai,… cách trên dưới 100km. Gia đình ở xa, lại khó khăn nên gần như các em phải xoay sở trong số tiền 480 nghìn và 15kg gạo mỗi tháng theo Nghị định 116 của Chính phủ, hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, bản ĐBKK.

Em Lương Văn Tin, học sinh Trường THPT Tương Dương 2 chia sẻ: “Nhà em ở bản Chà Luốm, xã Yên Tĩnh cách đây 60km nên em phải ra đây để thuê trọ. Ở đây rất nhiều khó khăn, vất vả, thứ nhất là về tiền thuê trọ, tiền ăn uống hằng tháng, do nhà trường không có nội trú nên em phải thuê ngoài”.

Hay như tại Trường THPT Tương Dương 1, trước đây là trường THPT Dân tộc nội trú nhưng sau khi chuyển thành trường THPT bình thường nên cơ sở vật chất nội trú trước đây vẫn còn đó, ví dụ như nhà ở, nhà ăn, thế nhưng vì không có chế độ nội trú nên nhà trường không thể đưa các em vào ở nội trú được.

Hiện nay huyện Tương Dương có 2 trường THPT, với gần 1.600 học sinh, trong đó có tới hơn một nửa là con em DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2013, Nghệ An đã thực hiện việc xóa bỏ loại hình trường Dân tộc nội trú THPT ở các huyện miền núi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2008, mới đây nhất là Thông tư số 01của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục 1, Điều 4 của Thông tư số 01 quy định: “Các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc chỉ thành lập hệ thống trường phổ thông DTNT cấp THCS”. Điều này đồng nghĩa, hàng nghìn học sinh cấp THPT ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An phải loay hoay với việc tìm chỗ ăn, ở để học hành.

Theo như thầy Nguyễn Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường THPT Tương Dương 2 thì việc các em thuê trọ ở ngoài khiến cho nhà trường rất khó quản lý. Các em đều ở xa nhà, lại thiếu đi sự quản lý của gia đình nên rất dễ dẫn tới bỏ bê học hành, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội. Từ đó, dẫn tới việc duy trì sĩ số học sinh luôn là vấn đề nan giải nay lại càng thêm nhiều khó khăn hơn.

Bỏ nội trú, không chỉ các em học sinh thiệt thòi mà về phía các thầy cô cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cô giáo Phạm Thị Minh Thúy, giáo viên Trường THPT Tương Dương 1 nêu ý kiến: “Khi nhà trường bị cắt bỏ chế độ về nội trú, tất cả các giáo viên trong trường không có chế độ phụ cấp, giáo viên không có một chế độ gì, nhiều khi phải bỏ tiền lương của mình ra để giúp các em phí sinh hoạt”.

Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, toàn tỉnh có 11 huyện miền núi, bình quân mỗi năm có khoảng 7 nghìn học sinh vào lớp 10. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm vào cả 2 trường DTNT THPT tỉnh chỉ khoảng 1 nghìn em. Số học sinh còn lại, dù cũng sinh sống tại vùng kinh tế xã hội ĐBKK, nhưng lại không được hưởng chế độ ưu đãi như các em học sinh ở các trường dân tộc nội trú.

Từ những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách, có thể thấy việc xóa bỏ loại hình nội trú hệ thống trường THPT còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần sớm nghiên cứu, điều chỉnh chính sách đầu tư trường phổ thông dân tộc bán trú bậc THPT cho vùng DTTS và miền núi, giúp hàng nghìn con em đồng bào DTTS có điều kiện học tập thuận lợi.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.