Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Xóa mù chữ ở Đồng Văn

PV - 22:38, 07/02/2018

Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn (Hà Giang) liên tục mở các lớp xóa mù chữ (XMC) cho các học viên đủ mọi lứa tuổi trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ mù chữ tại Đồng Văn đã giảm đáng kể. Đời sống bà con đã có nhiều thay đổi tích cực nhờ biết đọc, biết viết nên tiếp thu những kiến thức mới.

Để thấy rõ hơn những thay đổi của người dân nơi đây, chúng tôi đến xã Sảng Tủng, điểm sáng trong phong trào XMC huyện Đồng Văn. Những lớp học ở xã Sảng Tủng luôn chật kín người và đầy ắp tiếng nói cười. Trước đây, Sảng Tủng là xã khó khăn, chủ yếu là người DTTS sinh sống, tỷ lệ mù chữ rất cao lên đến gần 50% người dân ở độ tuổi 16 đến 60 chưa biết chữ. Theo cô giáo Vũ Thị Gấm, người phụ trách lớp xóa mù chữ thôn Sảng Tủng cho biết: Lớp được mở từ tháng 12 năm 2016, mỗi khóa học có khoảng 40 học viên và diễn ra trong thời gian 4 tháng.

Nhiều chị tuy tuổi đã cao vẫn đến lớp học. Nhiều chị tuy tuổi đã cao vẫn đến lớp học.

 

Cô giáo Gấm chia sẻ: “điểm hay trong các lớp học ở đây là học viên rất chịu khó học, lớp học được tổ chức vào tất cả các buổi sáng trong tuần, vậy mà nhiều học viên ở các thôn xa trung tâm xã vẫn đến lớp đầy đủ đúng giờ kể cả những ngày trời mưa”.

Khi hoàn thành khóa học, các học viên biết đọc, biết viết, biết tính toán và hiểu thêm về kiến thức, kỹ năng sống và giao tiếp trong cộng đồng. Đặc biệt hơn là họ có thể vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, lao động sản xuất. Tiêu biểu như trường hợp của anh Thào A Sơn, vốn sinh sống bằng nghề buôn bán, thường xuyên phải đi xe máy qua các huyện lân cận để giao thương, nhưng vì không biết chữ nên thường gặp khó khăn trong buôn bán. “Thêm nữa do không biết chữ nên tôi chưa có giấy phép lái xe, thường xuyên bị các anh cảnh sát nhắc nhở. Sau khi tham gia học xong lớp học XMC, việc đầu tiên tôi làm chính là thi giấy phép lái xe, để đi lại cho thuận tiện” anh Sơn cười nói.

Còn đối với chị Vàng Thị Máy, năm nay đã gần 40 tuổi nhưng hằng ngày chị vẫn đến lớp đều đặn. Đối với chị, đi học vừa để biết cái chữ, vừa là niềm vui. Chị nói: “Không biết chữ khổ mọi đằng, ngay cả xem ti vi cũng không thưởng thức hết được cái hay, dùng điện thoại cũng không biết lưu tên người thân vào máy, nhờ người khác làm hộ nhưng không biết đọc lại cũng bằng không. Đi chơi đâu xa không biết đọc biển tên đường phố, biển hiệu cứ phải hỏi đi hỏi lại…”.

Theo ông Cháng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Sảng Tủng cho biết, mặc dù hiện nay xã còn rất nhiều khó khăn nhưng đáng mừng là người dân luôn có ý thức tốt trong việc học tập. Được biết người dân ở xã Sảng Tủng luôn tự giác tham gia các lớp học XMC, UBND xã không hề phải vận động nhiều. Những lớp học XMC này còn có ý nghĩa nhân văn rất lớn, giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số tự tin giao tiếp hơn. Và đặc biệt là giúp cán bộ địa phương thuận lợi hơn khi tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vị Phó Chủ tịch UBND xã Sảng Tủng khẳng định: “Trong thời gian tới, xã vẫn tiếp tục tổ chức mở các lớp XMC để giúp người dân trong xã có thể đọc, viết thành thạo tiếng phổ thông”.

Như vậy, các lớp học XMC ở Sảng Tủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc nâng cao nhận thức của người dân nơi đây. Giúp người dân, đặc biệt là người DTTS thấy được sự cần thiết của việc biết chữ.

THÀNH LONG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.