Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Xóa mù chữ ở xã đặc biệt khó khăn

PV - 11:15, 09/07/2019

Những tiếng đánh vần vang lên mỗi tối, mỗi trưa, những con chữ được nắn nót từng nét từ những lớp học xóa mù chữ…, đó là điều chúng tôi cảm nhận được khi đến các xã vùng đặc biệt khó khăn ở huyện miền núi Lục Yên (Yên Bái). Nơi đây có những thầy cô giáo và cả những giáo viên không chuyên đang tận tụy dạy chữ cho những học viên người DTTS đủ mọi thành phần, lứa tuổi.

Những giáo viên không chuyên tham gia giảng dạy lớp xóa mù chữ thôn 9 Khuôn Thống xã Tân Lĩnh. Những giáo viên không chuyên tham gia giảng dạy lớp xóa mù chữ thôn 9 Khuôn Thống xã Tân Lĩnh.

Khi trời nhá nhem tối, cũng là lúc chị Đặng Thị Lĩnh, thôn 9 Khuôn Thống, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên nhanh chóng dọn dẹp, gác lại công việc gia đình, chuẩn bị sách vở để lên lớp học xóa mù chữ. Chị Lĩnh chia sẻ: “Ngày trước gia đình khó khăn, tôi không được đi học nên không biết chữ. Nay tôi theo học lớp xóa mù chữ với mong muốn biết viết, biết ký tên của mình”.

Khuôn Thống là thôn đặc biệt khó khăn của xã, với gần 100% số người dân là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Hiện nay, tỷ lệ người dân chưa biết chữ trong độ tuổi cần phải xóa mù chữ chiếm khoảng 70%. Ngay sau khi có lớp học xóa mù chữ mở tại thôn đã có rất đông bà con đăng ký theo học…

Để nâng cao trình độ dân trí, thầy giáo Nguyễn Thiện Kế, Hiệu trưởng Trường TH&THCS xã Tân Lĩnh cho biết: “Chúng tôi luôn mong muốn làm sao giúp bà con đồng bào DTTS trên địa bàn xã biết con chữ để cuộc sống đỡ vất vả. Sau lớp học này, nhà trường sẽ phấn đấu mở thêm 2 lớp nữa tại các thôn đặc biệt khó khăn.”

Điều đáng ghi nhận ở lớp học này, là sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường TH&THCS Tân Lĩnh và Đoàn Thanh niên xã không quản ngại đường sá xa xôi, đi lại khó khăn để đem con chữ về với đồng bào DTTS nơi non cao. Anh Vi Trọng Nguyên, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Lĩnh cho biết: “Được Đảng ủy xã giao nhiệm vụ phụ trách thôn 9 Khuôn Thống, bản thân tôi luôn mong muốn, bà con trong thôn biết được chữ. Qua nhiều lần xuống các hộ tuyên truyền, vận động, được bà con tích cực tham gia, chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi”.

Điều đặc biệt ở những lớp học xóa mù chữ tại các thôn, bản ĐBKK là, không chỉ có những thầy, cô giáo mà có sự tham gia của những người cựu chiến binh, đoàn viên, thanh niên… Trong số đó có ông Đỗ Minh Bản-một cựu chiến binh đã ngoài 70 tuổi, nhưng luôn nhiệt huyết, hăng say, tận tâm với việc giúp bà con dân tộc Dao thôn 4 Vàn, xã Phúc Lợi được biết con chữ.

Học sinh của ông, người tuổi thấp nhất là 25, lớn nhất là 50 tuổi. Mỗi tuần 3 buổi trưa vào thứ 2, thứ 3 và thứ 5, họ đều đặn đến lớp nắn nót và tập đánh vần từng con chữ, mong sẽ biết đọc và biết viết như con cháu mình. Với “thầy giáo” Đỗ Minh Bản, niềm vui lớn nhất là nhìn thấy bà con dân tộc mình viết được chữ.

Hiện nay, huyện Lục Yên vẫn còn khoảng 8,25% bà con người DTTS ở độ tuổi từ 15-60 chưa biết chữ. Đồng bào sống rải rác trên các triền núi nên cán bộ gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền ra lớp học. Để khắc phục tình trạng này, hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên chỉ đạo các đơn vị trường học điều tra, thống kê số lượng người mù chữ và tái mù chữ trong độ tuổi. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu mở các lớp học xóa mù chữ và tiếp tục đào tạo cho bà con sau khi biết chữ để giảm số người tái mù chữ.

Nhờ chú trọng công tác xóa mù chữ, trong năm học 2017-2018, toàn huyện Lục Yên đã mở được 3 lớp theo phương thức xã hội hóa. Năm 2019 tiếp tục huy động mở các lớp cho đồng bào DTTS tại các xã ĐBKK: Tân Lĩnh, Động Quan, Trung Tâm, Phúc Lợi, Tân Lập, trong đó riêng xã Tân Lĩnh phấn đấu mở 5 lớp. Thông qua các lớp học, nhiều người đã biết đọc, biết viết, tiếp tục học lên các lớp sau xóa mù chữ, tiếp cận được thông tin khoa học-kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh tế. Nhiều người cao tuổi tham gia học xóa mù chữ là những tấm gương để lớp trẻ nỗ lực vươn lên trong học tập.

Những lớp học xóa mù chữ được mở ra, thực sự mang lại nhiều ý nghĩa lớn trong việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục, giúp bà con DTTS nâng cao dân trí, hiểu biết và góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của huyện được nâng lên”Ông An Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên

KHẮC ĐIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.