Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xu hướng việc làm sau đại dịch

Thành Nam - 10:13, 15/05/2022

Vấn đề việc làm hậu Covid đang là mối quan tâm hiện nay của rất nhiều công ty, tổ chức và người lao động trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng. Thị trường việc làm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Những kỹ năng mới nào cần thiết cho tương lai? Làm thế nào để các công ty và người lao động có được sự chuẩn bị tốt nhất?

Làm việc từ xa, làm việc tại nhà trở nên phổ biến kể từ khi có đại dịch Covid-19
Làm việc từ xa, làm việc tại nhà trở nên phổ biến kể từ khi có đại dịch Covid-19

Một thực tế đã và đang xảy ra trong bức tranh lao động việc làm là sẽ có nhiều gián đoạn hơn trong công việc và nhu cầu đào tạo lại nhiều hơn so với thời điểm trước Covid-19. Trên thực tế, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của McKinsey Global Institute cho thấy, 17 triệu người lao động có thể cần phải thay đổi nghề nghiệp từ nay cho đến năm 2030- không chỉ dừng lại ở việc thay đổi nơi làm việc mà là chuyển đổi hoàn toàn ngành nghề mình đang làm. Việc này thường mất nhiều thời gian, gây ra nhiều gián đoạn hơn và có khả năng sẽ phải yêu cầu đào tạo lại. Số lượng lao động thay đổi nghề nghiệp hiện nay nhiều hơn 28% so với dự báo của các nghiên cứu thời điểm trước Covid-19.

Đại dịch đã thúc đẩy ba nhóm xu hướng từng được dự đoán trước về việc làm đó là: Phụ thuộc nhiều hơn vào công việc từ xa, bao gồm nhiều cuộc họp ảo và ít đi lại hơn; Sử dụng nhiều sàn thương mại điện tử và các giao dịch ảo (bao gồm mua trực tuyến, giao hàng tại nhà, giáo dục trực tuyến và y tế từ xa…); Áp dụng tự động hóa nhiều hơn.

Bản chất công việc thay đổi

Work from home (WFH – thuật ngữ quen thuộc trong thời kỳ đại dịch Covid-19) - làm tại nhà có thể sẽ tiếp tục tăng với tỷ lệ cao hơn đáng kể so với trước Covid-19. Trong các cuộc khảo sát, 72% giám đốc điều hành nói rằng, tổ chức của họ đã bắt đầu áp dụng mô hình làm việc từ xa vĩnh viễn. Tương tự, 70% nhân viên nói rằng có thể làm việc tại nhà ít nhất một phần trong tuần là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn công việc tiếp theo của họ.

Như vậy, khi làm việc tại nhà, một số cuộc họp, hội nghị, hội thảo sẽ bị hủy bỏ hoặc thực hiện từ xa. Điều đó sẽ có tác động đến “hạ nguồn” không chỉ đối với các hãng hàng không và khách sạn, mà còn đối với lĩnh vực vận tải, nhà hàng và các doanh nghiệp khác được hưởng lợi từ việc đi công tác.

Tự động hóa cũng có thể gia tăng khi các công ty đang cố gắng duy trì khoảng cách xã hội, thay thế công nhân bị ốm và điều chỉnh để tăng nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất.

Tất cả những thay đổi này có thể sẽ xảy ra nhiều nhất ở những ngành nghề có mức độ tiếp xúc giữa con người cao - một trong những tác nhân chính gây lây lan dịch Covid-19.

Sau đại Covid-19, dự đoán trong 10 năm tới , việc làm trong một số ngành nghề có thể sẽ tăng lên đáng kể. Đó là các công việc như kỹ thuật viên, chuyên gia y tế, chuyên gia STEM (Khoa học – Công Nghệ - Kỹ thuật – Toán học) và dịch vụ vận tải.

Các kỹ năng mà người lao động cần có cũng sẽ khác khá nhiều trong 10 năm tới. Ví dụ những ngành nghề lao động chân tay và thể chất, những kỹ năng cơ bản (như nhập và xử lý dữ liệu cơ bản) có thể sẽ ít cần đến hơn trong tương lai, vì quá trình tự động hóa bằng robot và các công nghệ liên quan có thể tự động hóa phần lớn các công việc đó, giúp thực hiện nó nhanh hơn và ít lỗi hơn. 

Mặt khác, những kỹ năng xã hội (kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo,…); kỹ năng ứng dụng công nghệ (lập trình, tương tác với công nghệ hiệu quả,…) dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 20% ​​trong mười năm tới. Do vậy, để giúp nâng cao hiệu quả công việc, thích ứng với xu hướng việc làm trong tương lai, người lao động cũng cần phải trau dồi các kỹ năng và học tập không ngừng nghỉ mới có thể đáp ứng được sự thay đổi đó.

Đào tạo lại và nâng cao kỹ năng phải là ưu tiên chung

Với quy mô và tốc độ thay đổi nghề nghiệp cùng những đòi hỏi về kỹ năng đang diễn ra, các chính phủ, công ty và người lao động có thể làm gì?

Tự động hoá cũng là một xu hướng tất yếu thời đại 4.0
Tự động hoá cũng là một xu hướng tất yếu thời đại 4.0

 Bước đầu tiên là chủ động xác định nơi làm việc trong tương lai mà chúng ta muốn quay lại. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng, văn hóa nơi làm việc và sự kết nối với các nhân viên khác có thể tiếp tục bền chặt.

 Thứ hai là xác định các lĩnh vực cần đào tạo lại kỹ năng ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương. Đối với các công ty, việc xác định những cơ hội để đào tạo lại và nâng cao trình độ cho các nhóm nhân viên là một nhu cầu cấp thiết. Ví dụ: Một số nhân viên ngành Tài chính có thể được đào tạo lại trong vai trò phân tích dữ diệu không khi một số lĩnh vực báo cáo đã có thể được làm tự động?

Có thể khẳng định, số lượng người lao động thay đổi công việc, được đào tạo lại và trau dồi thêm các kỹ năng mới trên thế giới trong 10 năm tới sẽ rất đáng kể. Mục tiêu cho sự thay đổi đó là giảm thiểu sự gián đoạn và thất nghiệp dài hạn cho càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương - những người có khả năng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi về mức độ bất bình đẳng trong việc làm. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi phải có những hành động quyết liệt. Và trong nhiều trường hợp, cần có sự phối hợp giữa các chính phủ, công ty và cá nhân người lao động.

Tin cùng chuyên mục
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.