Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Xuất hiện vùng áp thấp, gây ra thời tiết nguy hiểm trên Biển Đông

Cát Tường - 11:23, 11/07/2022

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Miền Bắc ngày nắng, đêm mưa, các vùng còn lại có mưa dông.

Vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
Vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ, ngày 11/7, vùng áp thấp có vị trí ở vào khoảng 14,5 - 15,5 độ vĩ Bắc; 110 - 111,5 độ kinh Đông.

Dự báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực giữa Biển Đông nối với vùng áp thấp, nên từ nay và đến ngày 12/7, khu vực phía Nam Biển Đông và vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động.

Vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Riêng vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh.

Vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông và vùng biển phía Tây của khu vực giữa Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động. Sóng biển cao 2 - 4 m. Từ ngày 13/7, gió trên các vùng biển có xu hướng hoạt động yếu dần.

Ngoài ra, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.