Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Yên Bái: Đảm bảo đủ ấm cho học sinh vùng cao

PV - 09:23, 16/01/2019

Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ chuyên cần của học sinh trong những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhất là những học sinh ở những huyện vùng cao, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho các em học tập.

Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 2 xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên) cách trung tâm TP. Yên Bái khoảng 50km. Năm học 2018-2019, toàn trường có 418 học sinh là người dân tộc Mông, trong đó có trên 80 học sinh ở bán trú. Trong những ngày rét đậm, rét hại, Nhà trường chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để các em học sinh được ngủ ấm, lớp học đủ ánh sáng và kín gió, tăng thêm khẩu phần ăn đối với học sinh ở bán trú, mọi hoạt động học tập của học sinh được đảm bảo.

Mùa rét nên các cháu ở điểm Trường Mầm non Trống Trở, Hồ Bốn, Mù Căng Chải hạn chế các hoạt động ngoài trời. Mùa rét nên các cháu ở điểm Trường Mầm non Trống Trở, Hồ Bốn, Mù Căng Chải hạn chế các hoạt động ngoài trời.

Thầy Nguyễn Minh Thanh, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ, để góp phần giữ ấm cho học sinh, thầy đã vận động, kêu gọi các tổ chức xã hội quyên góp quần áo ấm, chăn màn, tất chân, tất tay, ủng và dép...cho các em. Đối với những học sinh không ở bán trú, vào mỗi buổi sáng sớm, Nhà trường đốt củi sẵn để khi các em tới trường sẽ được sưởi ấm, đi tất, sau đó cho các em tập thể dục buổi sáng để cơ thể nóng lên rồi mới vào lớp học.

Còn Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải) hiện có 816 học sinh, trong đó có 565 học sinh bán trú. Trong những ngày giá rét và không khí lạnh tăng cường, Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chăn ấm, nước ấm cũng như các điều kiện khác để đảm bảo sức khỏe cho các em tham gia học tập.

Nhà trường còn ngừng tổ chức các hoạt động ngoài trời trong những ngày giá rét. Các giờ học trên lớp, Nhà trường lưu ý giáo viên đứng lớp đóng hết các cửa sổ tránh gió lùa vào trong lớp học; cán bộ y tế học đường tăng cường thuốc và thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho các em.

Học sinh vùng cao co ro trong cái lạnh của mùa đông. Học sinh vùng cao co ro trong cái lạnh của mùa đông.

Thầy Lê Tiến Dũng, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, các em học sinh của trường đều là người DTTS, chủ yếu là con em hộ nghèo, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Trong những ngày giá rét, Nhà trường đã tăng cường bổ sung thêm chăn, đệm ấm cho các em để sức khỏe các em được đảm bảo.

Theo ông Hoàng Văn Đồng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, Phòng đã chỉ đạo 39 đơn vị trường trên địa bàn huyện, chuẩn bị các điều kiện giữ ấm cho học sinh khi nhiệt độ xuống thấp, thường xuyên nhắc nhở các em mặc đủ ấm, không tổ chức các hoạt động ngoài trời; đốt lửa sưởi ấm cho học sinh, đảm bảo các em có sức khỏe tốt nhất để học tập. Đồng thời, các trường thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để bố trí lịch học phù hợp cũng như cho học sinh nghỉ học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những ngày tới, thời tiết diễn biễn phức tạp, rét đậm rét hại có thể kéo dài, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái yêu cầu các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho học sinh. Hiện toàn tỉnh Yên Bái có 403 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở công lập với trên 183.000 học sinh, trong đó có 50 trường Phổ thông Dân tộc bán trú và 55 trường có học sinh bán trú với quy mô trên 23.000 học sinh được hưởng chế độ bán trú.

ĐINH THÙY

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.