Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Yên Bái: Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau lũ

PV - 11:01, 20/08/2018

Gần một tháng sau trận mưa lũ, cùng với việc khẩn trương khắc phục thiệt hại, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh.

Ngành Y tế đang tiếp tục triển khai các biện pháp tiêu trùng khử độc môi trường sau mưa lũ. Ngành Y tế đang tiếp tục triển khai các biện pháp tiêu trùng khử độc môi trường sau mưa lũ.

Mặc dù mưa lũ đã đi qua gần một tháng, nhưng ở bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn vẫn ngổn ngang đất đá. Hàng nghìn lượt người dân, cán bộ, chiến sĩ được huy động cùng với địa phương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai.

Qua rà soát, thôn có hàng chục ngôi nhà bị ảnh hưởng, 12 giếng nước bị ngập, hệ thống đường ống dẫn nước từ khe đầu nguồn bị hư hỏng hoàn toàn… Ngay sau khi nước lũ rút, ngành Y tế huyện Văn Chấn đã có mặt kịp thời để triển khai phun khử trùng tiêu độc môi trường; bảo đảm lũ rút đến đâu, vệ sinh, khử trùng đến đó. Cùng với đó, cán bộ y tế xuống từng nhà dân cấp phát viên thuốc CloraminB và hướng dẫn người dân vệ sinh giếng nước, khử trùng nguồn nước; hỗ trợ tiêu độc khử trùng vệ sinh môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không để dịch đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, các bệnh về tiêu hóa... bùng phát sau lũ.

Hộ gia đình chị Hà Thị Anh, ở bản Tủ bị lũ tràn qua nhà, hàng chục mét khối bùn đất ngập sâu đồ đạc, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày. “Rất may là sau khi lũ rút, cán bộ y tế đã về từng hộ gia đình hỗ trợ dọn vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm. Ngoài ra, bà con chúng tôi được cấp và hướng dẫn sử dụng viên CloraminB để có nước sạch sử dụng” , chị Anh cho biết.

Bà Lê Thị Hồng Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế Yên Bái cho biết: Trận mưa lũ lịch sử vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái bị thiệt hại rất nặng nề. Mưa lũ đi qua, để lại hàng nghìn mét khối bùn đất, rác và xác động vật bị chết. Đây là những nguyên nhân có thể bùng phát dịch bệnh bất cứ lúc nào nếu công tác vệ sinh, tiêu trùng khử độc không được làm tốt.

Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên thị xã Nghĩa Lộ, TP . Yên Bái khi nước rút đến đâu sẽ triển khai ngay hoạt động thanh khiết môi trường, vệ sinh, khử trùng nguồn nước. Cùng với các cơ quan chức năng, ngành y tế đã đến các thôn, bản vùng lũ trợ giúp việc thu dọn xác chết động vật, khử trùng khi tìm thấy người bị nạn tử vong. Lãnh đạo Sở Y tế cùng với 2 đội cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã trực tiếp có mặt ở nơi bị lũ lụt để chỉ đạo, hướng dẫn, trợ giúp y tế cơ sở khắc phục hậu quả.

“Quan trọng hàng đầu hiện nay đó là, làm sao để bà con có nước sạch để sinh hoạt, vì mưa lũ đi qua hầu hết các giếng nước, nguồn nước sạch sinh hoạt đều bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cấp hàng tạ CloraminB để tẩy uế môi trường và hàng nghìn viên CloraminB để xử lý nước ăn cho người dân vùng lũ. Đến thời điểm này, cơ bản các hộ dân vùng lũ không còn tình trạng thiếu nước sinh hoạt, vấn đề môi trường cũng cơ bản được xử lý. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục yêu cầu, cán bộ rà soát kiểm tra lại phát hiện những yếu tố còn có thể bùng phát dịch bệnh” , bà Vân nhấn mạnh. Việc chủ động làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ của ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần nâng cao nhận thức người dân để bảo đảm, vệ sinh môi trường, hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau lũ.

Quan trọng hàng đầu hiện nay đó là, làm sao để bà con có nước sạch để sinh hoạt, vì mưa lũ đi qua hầu hết các giếng nước, nguồn nước sạch sinh hoạt đều bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cấp hàng tạ CloraminB để tẩy uế môi trường và hàng nghìn viên CloraminB để xử lý nước ăn cho người dân vùng lũ.” (Bà Lê Thị Hồng Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế Yên Bái)

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.