Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

6 gương mặt “Nghệ nhân ưu tú" của tỉnh Lâm Đồng

Nguyệt Anh - 11:49, 29/09/2022

Trong đợt phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho 628 nghệ nhân đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc vừa qua, tỉnh Lâm Đồng có 6 nghệ nhân về lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian được vinh danh. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu 6 "nghệ nhân ưu tú" của tỉnh Lâm Đồng.

Bà Ma Lim, dân tộc Chu Ru là nghệ nhân múa đẹp nhất vùng Tà Hine, Đức Trọng
Bà Ma Lim, dân tộc Chu Ru là nghệ nhân múa đẹp nhất vùng Tà Hine, Đức Trọng

Nghệ nhân Ma Lim (56 tuổi, dân tộc Chu Ru, thôn Tà Hine, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng). 

Bà là một nghệ nhân múa dân gian nổi tiếng nhất vùng. Bà thuần thục rất nhiều điệu múa truyền thống trong các nghi lễ sinh hoạt văn hóa của người Chu Ru như Lễ đâm trâu, Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng thần đập nước (Bơ mung), Lễ cúng thần mương nước (Rơ bông), Lễ cúng thần lúa khi gieo hạt (Mơ nhum tô ốt đoồng hay khâu doông)…. Bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và truyền dạy những điệu múa Chu Ru truyền thống cho thế hệ trẻ ở xã Tà Hine nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Nghệ nhân Ya Ba (dân tộc Chu Ru, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng)

Nghệ nhân Y Ba nổi tiếng khắp vùng Đức Trọng, Lâm Đồng với biệt tài “chơi chiêng” và chỉnh chiêng. Nghệ nhân Y Ba cho rằng, chiêng hỏng cũng như người thân trong gia đình đau ốm, cần phải có một bác sĩ “chữa bệnh” cho cồng chiêng. Chiêng có khỏe thì tiếng chiêng mới có thể hay được. Tiếng chiêng khỏe, hay cũng là một đặc trưng của đại ngàn, của các buôn làng khỏe mạnh ở Tây Nguyên.

Nghệ nhân Ya Ba không chỉ là “cây đại thụ” về cồng chiêng mà còn là tay đan lát nổi tiếng hàng chục năm nay ở Tà Hine
Nghệ nhân Ya Ba không chỉ là “cây đại thụ” về cồng chiêng mà còn là tay đan lát nổi tiếng hàng chục năm nay ở Tà Hine

Ngoài biệt tài đánh chiêng, chỉnh chiêng, nghệ nhân Y Ba còn có tài năng về đan lát và thổi kèn bầu. Đa phần những chiếc gùi đẹp ở vùng Tà Hine đều được tạo ra từ đôi bàn tay của nghệ nhân Ya Ba.

Nhiều năm qua, nghệ nhân Y Ba vẫn miệt mài truyền dạy nghệ thuật đánh chiêng cho người dân và thế hệ trẻ trong vùng bằng tất cả tấm lòng. Ông hy vọng đó là nền tảng cơ bản để những người trẻ sẽ hiểu, biết trân trọng và gìn giữ những âm điệu chiêng của dân tộc Chu Ru ở Tây Nguyên.

Nghệ nhân K’Tiếu (dân tộc Cơ Ho, thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh).

Nghệ nhân K’Tiếu truyền dạy tận tình các điệu thức cồng chiêng cho phụ nữ dân tộc Cơ Ho
Nghệ nhân K’Tiếu truyền dạy tận tình các điệu thức cồng chiêng cho phụ nữ dân tộc Cơ Ho

Là người con dân tộc Cơ Ho, nghệ nhân KTiếu không chỉ biết thành thạo 7 bài chiêng truyền thống của dân tộc mình, mà ông còn am hiểu về bộ chiêng, nghe và thẩm định chiêng rất chuẩn. Nhiều năm qua, ông đã trực tiếp truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho các thành viên của câu lạc bộ Cồng chiêng thôn Duệ, xã Đinh Lạc.

Là nghệ nhân văn hóa và là Người có uy tín, già làng của đồng bào Cơ Ho ở thôn Duệ, nghệ nhân K’Tiếu là chỗ dựa tinh thần của bon làng. Ông luôn gần gũi, “giữ lửa” và “truyền lửa” niềm đam mê cồng chiêng cho đồng bào và thế hệ trẻ người Kơ Ho Srê trong xã.

Bên cạnh việc bảo tồn, truyền dạy cồng chiêng cho thanh, thiếu niên tại địa phương, già làng, nghệ nhân K’Tiếu còn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các phong tục tập quán không còn phù hợp, tích cực lao động sản xuất, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới, đoàn kết vun đắp tình làng nghĩa xóm.

Nghệ nhân K’Brel (63 tuổi, dân tộc Cơ Ho, thôn Krọt Dờng, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh)

Nghệ nhân K’Brel được công nhận là nghệ nhân cồng chiêng của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2012. Nhưng từ rất lâu trước đó, ông luôn được đồng bào Cơ Ho ở thôn Krọt Dờng và xã Bảo Thuận xem là “tài sản” quý giá của buôn làng. Bởi ở người đàn ông 63 tuổi này luôn có một tình yêu, đam mê và tâm huyết to lớn với văn hóa cồng chiêng của người K’Ho Sre.

Già K’Brel (bên phải) là nghệ nhân chơi chiêng giỏi nổi tiếng vùng xã Thuận
Già K’Brel (bên phải) là nghệ nhân chơi chiêng giỏi nổi tiếng vùng xã Thuận

Nghệ nhân K’Brel biết đánh cồng chiêng từ khi còn là một cậu bé. Từ nhiều năm qua, 3 anh em trai trong gia đình ông gồm anh cả K’Brim, 70 tuổi và em út K’Brèl, 52 tuổi vẫn thường xuyên tham gia các buổi diễn tấu cồng chiêng tại địa phương và trong khu vực. Ông đã tham gia rất nhiều chuyến biểu diễn, giao lưu, thi thố lớn nhỏ ở trong và ngoài tỉnh.

Không chỉ đam mê, già K’Brel còn có vai trò quan trọng trong việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Nhiều năm qua, ông đã đứng ra vận động thanh niên trong thôn đi học đánh cồng chiêng... Bắt đầu từ con cháu trong gia đình, họ hàng rồi đến lớp cồng chiêng ở nhà thờ, sau này là nhiều lớp do Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Di Linh tổ chức. 5 năm qua, ông còn đứng lớp dạy cồng chiêng cho học sinh Trường Trung học Dân tộc nội trú huyện Di Linh.

Không chỉ giỏi đánh cồng chiêng, già K’Brel còn là một nghệ nhân đan gùi nổi tiếng trong vùng. Qua bàn tay ông, những chiếc gùi trở thành sản phẩm thủ công tinh xảo, đẹp mắt.

Nghệ nhân Điểu K’Bôi (dân tộc Cơ Ho, thôn Duệ, xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên)

Không những am hiểu và thực hành thông thạo các lễ hội truyền thống, thực hiện các nghi thức lễ nghi nông nghiệp…, nghệ nhân Điểu K’Bôi còn thông thạo những bài khấn thần linh cũng như các bài chiêng và nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng của dân tộc mình. 

Nghệ nhân Điểu K’Bôi đánh bài chiêng mừng nhà mới mỗi khi có khách quý ghé thăm
Nghệ nhân Điểu K’Bôi đánh bài chiêng mừng nhà mới mỗi khi có khách quý ghé thăm

Nghệ nhân Điểu K’Bôi đam mê cồng chiêng từ nhỏ, đến năm 14 tuổi ông đã biết đánh cồng chiêng. Mỗi khi trong bon có gia đình tổ chức lễ hội truyền thống, ông đều tham gia và học theo những người đi trước. Vì vậy, ông sử dụng thành thạo hầu hết các loại chiêng 2, chiêng 3 và bộ chiêng 6.

Qua 43 năm rèn giũa, luyện tập, ông Điểu K’Bôi đã thông thạo các điệu thức trình diễn cồng chiêng, các bài chiêng cổ, cách chỉnh chiêng và các bài cúng trong lễ hội truyền thống của người Mạ. Ông được công nhận là Nghệ nhân cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng từ  cách đây 10 năm. 

Thời gian qua, ông Điểu K’Bôi đã tham gia truyền dạy hàng chục lớp cồng chiêng, nghề đan lát và biểu diễn các nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ dân tộc Cơ Ho ở xã Đồng Nai Thượng và huyện Cát Tiên.

Nghệ nhân Krã Jãn Ha Liêng (dân tộc Cơ Ho, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương).

Góp phần vào việc giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc, để tiếng cồng, chiêng vang vọng truyền từ đời này sang đời khác chính là già làng Krã Jãn Ha Liêng, người Chil (một nhánh dân tộc Co Ho) ở thôn 3 xã Đạ Sar.

Nghệ nhân, Già làng Ha Liêng truyền dạy cho thế hệ trẻ về kỹ năng đánh cồng chiêng
Nghệ nhân, Già làng Ha Liêng truyền dạy về kỹ năng đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Năm nay đã bước sang tuổi 90 nhưng già có hơn 70 năm tâm huyết với việc sử dụng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Cơ Ho. Bao nhiêu năm qua, già làng Ha Liêng vẫn ngày đêm miệt mài chỉnh sửa âm thanh dàn cồng chiêng. Già cũng ân cần chỉ bảo những kỹ năng đánh cồng chiêng cho lớp trẻ sao cho âm thanh phát ra trầm bổng và ấm áp đi vào lòng người. Già kiên trì, tích cực vận động con, cháu dòng họ và bà con buôn làng lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Bởi đó là phần “hồn” của buôn làng và là báu vật của cha ông để lại.

Từ sự chỉ dạy của già Ha Liêng, nhiều thanh niên trong xã đã đánh tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Đến nay, xã Đạ Sar đã thành lập được Đội cồng chiêng gồm 6 thành viên, thường xuyên tham gia diễn tấu cồng chiêng trong các sự kiện văn hóa do xã tổ chức. Đây là nguồn động viên rất lớn, cổ vũ lớp trẻ tin yêu, gắn bó với cồng chiêng. Từ đó, các cháu có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và gìn giữ. 

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…