Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ấm áp mùa “hiếu hạnh”

N.Tâm - 21:43, 14/09/2020

Lễ Sen Đolta (Lễ cúng ông bà) năm 2020, của đồng bào Khmer được diễn ra từ ngày 16 - 18/9 (ngày 29/7 - 2/8 âm lịch). Đây là một trong những lễ hội truyền thống, được đồng bào Khmer gìn giữ qua nhiều thế hệ, thể hiện nét đẹp hiếu hạnh với tổ tiên, cũng như bày tỏ lòng biết ơn những người có công với đất nước và phum, sóc.

Đội nhạc ngũ âm chùa Xẻo Cạn, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đang tập luyện để biểu diễn nhân Lễ Sen Đolta.
Đội nhạc ngũ âm chùa Xẻo Cạn, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đang tập luyện để biểu diễn nhân Lễ Sen Đolta.

Chăm lo cho đồng bào đón Sen Đolta

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai xâm nhập mặn, sạt lở nhiều nơi; tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhiều địa phương gặp khó khăn… nhưng Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp vẫn tiếp tục triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer.

Trước mùa lễ, các phum, sóc như được khoác lên mình “chiếc áo” mới. Diện mạo khang trang của những ngôi chùa Khmer, sự tinh tươm trong những ngôi nhà của đồng bào, báo hiệu một mùa lễ sung túc, ngập tràn niềm vui. Để phòng, chống dịch Covid-19, Lễ Sen Đolta năm nay không rộn ràng bằng những chương trình nghệ thuật, các hoạt động thể thao truyền thống như mọi năm; nhưng bù lại, một bầu không khí ấm áp, chan chứa tình người khi các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đến thăm, tặng quà cho nhiều hộ gia đình nghèo, hộ chính sách từng phum, sóc và chùa Khmer.

Ông Tào Việt Thắng, Bí thư Chi bộ, Phó Vụ Trưởng Vụ Địa phương III (Ủy ban Dân tộc - UBDT) cho biết, lãnh đạo UBDT đã tổ chức các Đoàn công tác thăm và tặng quà chúc mừng đồng bào nhân dịp Lễ Sen Đolta. Cụ thể trong các ngày từ 11 - 18/9, các Đoàn đến chúc mừng Lễ Sen Đolta đối với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh, chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các vị chức sắc, Người có uy tín và gia đình có công với cách mạng… tại 6 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ngoài việc chúc mừng đồng bào vui Lễ Sen Đolta, Đoàn công tác còn thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và thông tin đến các vị về các chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

Giữ gìn nét văn hóa tâm linh độc đáo

Khung cảnh Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer Nam Bộ- Ảnh TL
Khung cảnh Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer Nam Bộ- Ảnh TL

Mặc dù không diễn ra tưng bừng, náo nhiệt như tết mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây, nhưng Lễ Sen Đolta mang đậm những sắc thái tín ngưỡng đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ, thể hiện truyền thống “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thượng tọa Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, trụ trì chùa Monivongsa (Cà Mau) cho biết: Đối với đồng bào Khmer, Lễ Sen Đolta là Lễ hội truyền thống rất quan trọng. Do đó, Lễ được đồng bào chuẩn bị chu đáo. Nhà nào cũng phải trang trí lại nhà cửa, quét dọn bàn thờ tổ tiên, rồi tự tay làm những loại bánh trái, cơm nước cúng ông bà và dâng lên chùa thể hiện lòng hiếu hạnh và biết ơn.

Cuộc sống ngày nay đã có nhiều đổi thay, nhưng Lễ Sen Đolta của đồng bào dân tộc Khmer vẫn luôn được gìn giữ và phát huy, để nhắc nhở mọi người về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tri ân những bậc tổ tiên đã đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hòa cùng dòng chảy của văn hóa dân tộc, Lễ Sen Đolta như một nét văn hóa tâm linh độc đáo của người Khmer Nam Bộ, góp chung vào sự đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.

Theo lễ nghi truyền thống, Lễ Sen Đolta thường được tổ chức trong thời gian nửa tháng với 4 nghi thức chính: Lễ đặt cơm vắt (Bos Bai Ben), lễ cúng ông bà (Sen Đolta), lễ rước ông bà (Phchum Ben) và lễ đưa tiễn ông bà (Chun Đolta). Tuy nhiên, ngày nay lễ hội được diễn ra trong 3 ngày từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch, với nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có.


Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.