Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

An Giang sẵn sàng cho năm học mới

Minh Thu - 20:24, 20/08/2024

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh An Giang cho biết, đến thời điểm này, tất cả các địa phương và ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang đã và đang tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, công việc, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể… để đón các em học sinh ở các cấp học tới trường trong năm học 2024 - 2025.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cùng với đó, ngành tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng GD&ĐT, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền Tháng hành động Vì sự nghiệp giáo dục năm 2024; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực chăm lo cho giáo dục. Đồng thời, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học, kịp thời giúp đỡ các học sinh nghèo, khó khăn tiếp bước các em đến trường, không để học sinh bỏ học. Các trường học thường xuyên vệ sinh môi trường, cảnh quan, lớp học, đảm bảo xanh, sạch, đẹp; tổ chức Lễ khai giảng trang trọng, ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, hào hứng cho các em học sinh bước vào năm học mới.

Theo thống kê, toàn tỉnh An Giang hiện có 714 trường học các cấp học và 9 cơ sở giáo dục có giảng dạy hệ Giáo dục thường xuyên (bậc Trung học phổ thông). Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi mầm non đạt 99,66%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 97,63%, trung học phổ thông 57,83%.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.